Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Ngày 20.6, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thứ 2 ngay cửa nam Vịnh Bắc Bộ?


Ngày 20.6, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thứ 2 ngay cửa nam Vịnh Bắc Bộ?





Trang tin của Cục hải sự Trung Quốc thông báo việc di chuyển giàn khoan Nam Hải đến cửa nam Vịnh Bắc Bộ


Trang tin của Cục hải sự Trung Quốc thông báo việc di chuyển giàn khoan Nam Hải đến cửa nam Vịnh Bắc Bộ.

Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6, nước này tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Giàn khoan này dự định sẽ di chuyển từ ngày 18-20.6 và vị trí hạ đặt dự kiến sẽ ở cửa nam Vịnh Bắc Bộ.

Thông tin "dọn đường" cho giàn khoan thứ 2 có tên gọi là Nam Hải (NAN HAI) di chuyển xuống Biển Đông được cập nhật trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6.

Giàn khoan này (có thể cùng tàu kéo) có chiều dài tổng cộng 600m và tốc độ di chuyển đạt 4 hải lý/giờ. Theo tọa độ của trang web Cục Hải sự cho biết thì giàn khoan dự định sẽ được hạ đặt ở cửa nam Vịnh Bắc Bộ, gần các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Đầu tháng 6.2014, báo Thanh Niên dẫn nguồn tin từ trang mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin cho biết Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD). Trong đó giàn khoan Hải Dương-982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.

Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8.2016.

Giàn khoan Hải Dương-943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.

Giàn khoan Hải Dương-944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương-943 và Hải Dương-944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10.2015.



***


ĐỌC THÊM:

Trung Quốc huy động toàn lực đóng giàn khoan thứ 2 - Hải Dương 982





Giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Trung Quốc đang sở hữu giàn khoan nửa chìm Hải Dương 981 và sử dụng nó như một công cụ tranh chấp chủ quyền. Không chỉ vậy, Trung Quốc đang dần hoàn thiện giàn khoan thứ 2.
Theo nguồn tin từ các chuyên gia, Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.
Việc đóng các giàn khoan này được liệt là 1 trong 10 chương trình trọng điểm của Trung Quốc và người đứng đầu Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới tận nơi để kiểm tra động viên.
Cũng như 981, khu vực hoạt động của 982 được vạch rõ ngay trong thuyết minh thiết kế, đó là biển Đông với thử thách chịu lực là bão tố cực mạnh
Nếu như giàn khoan Hải Dương 981 do tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc (CSSC) đóng, thì giàn khoan 982 lại do tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đóng. Cả CSSC và CSIC đều nằm trong số 10 đơn vị công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc. Cả hai đều đóng tàu, tên gọi và logo hơi giống nhau, chủ yếu để phân công theo vùng miền trên đất nước rộng lớn này: CSSC phụ trách mảng phía Nam và phía Đông, còn CSIC phụ trách mảng phía Bắc và Tây Trung Quốc.


Cũng như 981, khu vực hoạt động của 982 được vạch rõ ngay trong thuyết minh thiết kế, đó là Biển Đông với thử thách chịu lực là bão tố cực mạnh.

CSIC bao gồm 96 đơn vị, 30 vạn công nhân viên, chủ quản những nhà máy lớn tại Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo, Vũ Hán, Tây An, Trùng Khánh và Côn Minh; 30 viện nghiên cứu; 10 phòng thí nghiệm nhằm phát triển tàu dân dụng và tàu quân sự. CSIC là một doanh nghiệp quốc doanh cực lớn. Bí thư kiêm Chủ tịch của CSIC là ông Lý Trường Ấn, người Tây An, sinh năm 1951, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đại Liên là một xưởng đóng tàu đã có lịch sử trên 100 năm, đã được Liên Xô đầu tư giúp đỡ những năm 1950, đang áp dụng phương pháp công nghệ đóng tổng đoạn học tập từ Hitachi (Nhật Bản) và cũng là nơi đã hoàn thiện chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - tàu Liêu Ninh vào năm 2009.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét