Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Các ý kiến sau việc công bố nguyên nhân cá chết



Các ý kiến sau việc công bố nguyên nhân cá chết



2016-06-30




Chiều 30/6/2016 tại Hà Nội, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng.
Courtesy of NLD online


00:00/00:00




Chiều ngày 30/6/2016, sau gần 90 ngày xảy ra thảm họa môi trường, thuộc khu vực biển 4 tỉnh miền Trung, tại Hà nội Chính phủ VN đã tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra về nguyên nhân và thủ phạm.


Sau khi chính quyền Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh bắc Trung Bộ, giới quan tâm, các nhà hoạt động xã hội, v.v... có nhận xét, đánh giá gì về công bố này?


Ủng hộ một hành động pháp lý



Theo thông cáo báo chí được công bố tại buổi họp báo, đã khẳng định “thủ phạm” gây ra thảm họa môi trường ở miền Trung là từ nhà máy của Formosa. Trước đó Formosa đã xin lỗi gây ô nhiễm biển miền Trung và cam kết bồi thường, gồm 5 điểm: công khai xin lỗi; bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền tương đương 11500 tỷ, tương đương 500 triệu USD.
Ngay sau khi kết thúc buổi họp báo, đánh giá về kết quả buổi họp báo của Chính phủ. Trả lời phỏng vấn của RFA, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS đánh giá:


“Theo tôi 500 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ
ban đầu mà thôi. Tôi ủng hộ một hành động pháp
lý để đánh giá tất cả các thiệt hại để đồi Formosa
phải bồi thường cho người dân.”
-TS Nguyễn Quang A


“Tôi nghĩ rằng cuộc họp báo này thể hiện sự đạo diễn trong suốt thời gian vừa qua, Đây là một quá trình phức tạp mà chính phủ không có một phản ứng nhanh nhạy. Có lẽ đây lời hứa cũng như cam kết ban đầu của Formosa, mà tôi nghĩ số 500 triệu USD nó sẽ đáp ứng được những gì cho những người trực tiếp bị thiệt hại, là bà con ngư dân và những người có liên quan? Theo tôi còn có rất nhiều vấn đề phải xem xét. Tôi tin các cơ quan nhà nước VN sẽ phải tiến hành các thủ tục pháp lý dể chống lại Formosa và đánh giá cụ thể các thiệt hại mà Formosa phải bồi thường. Theo tôi 500 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ ban đầu mà thôi. Tôi ủng hộ một hành động pháp lý để đánh giá tất cả các thiệt hại để đồi Formosa phải bồi thường cho người dân."


Từ Hà nội, Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh thấy rằng, ông không tin tưởng vào những điều Chính phủ vừa công bố. Theo ông, ngay từ đầu chính quyền VN đã tỏ ra không thực tâm trong việc tìm kiếm nguyên nhân, mà còn cố tình bưng bít hoặc đưa ra các thông tin không trung thực khiến người dân lo lắng. Ông nói với chúng tôi:


“Có nhiều tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ khác người ta đề nghị để cùng tham gia điều tra nguyên nhân thảm họa cá chết, như Chính phủ Đài loan hay Liên Hiệp Quốc nhưng Chính phủ VN lại từ chối, cộng với việc đàn áp người dân, bắt bớ người biểu tình bảo vệ môi trường môi trường này khác. Tất cả những điều đó đã nói lên bản chất của sự việc. Cho nên việc nhà nước có tuyên bố nguyên nhân hay biện pháp khắc phục, thì tôi vẫn cho rằng đó là các hành động chống đỡ áp lực của dư luận và của nhân dân mà thôi. Chứ tôi không hy vọng vào các điều công bố đó.”



Bản đồ các tỉnh có xuất hiện cá chết hàng loạt tính đến ngày 29/4/2016.






Khi được hỏi về hành động của nhà nước VN cần phải làm gì trong lúc này?


Theo TS. Nguyễn Quang A chính quyền VN phải học tập cách xử lý kiên quyết của Chính phủ Mỹ, trong sự cố trên vịnh Mexico của Tập đoàn Dầu khí BP của Anh trước đây. Theo ông phía VN cần có hành động pháp lý chống lại Formosa, với án phạt nghiêm khắc, buộc thủ phạm phải có các chương trình tái thiết, bồi thường, đền bù do việc phá hủy sinh thái, môi trường sống cũng như hoạt động kinh doanh, du lịch. Việc làm đó sẽ có tác dụng tích cực trong việc chấn chỉnh môi trường đầu tư nước ngoài ở VN. Ông khẳng định:


“Tôi nghĩ rằng với những quy định của pháp luật VN thì chính quyền có thể là (xử lý) mạnh mà không phải ngần ngại về ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Vì nếu chúng ta làm hết sức nghiêm minh thì lúc đó sẽ lấy lại được lòng tin của người dân, cũng là một cảnh cáo đối với các nhà đầu tư nước ngoài rằng, đến VN làm ăn thì phải nghiêm túc và phải coi trọng lợi ích của đất nước VN; con người VN, chứ đây không phải là một bãi rác thải. Tôi nghĩ nếu là được như thế thì là một điều rất tốt.”


Bao che thủ phạm?



Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh tin rằng thủ phạm sẽ được bao che từ phía nhà nước, ông thấy rằng sau khi chính quyền công bố nguyên nhân cá chết thì còn quá nhiều việc phải làm, không đơn giản là mỗi hộ ngư dân được hỗ trợ, đền bù bao nhiêu, mà quan trọng hơn là phải trả lời câu hỏi: người dân bao giờ có thể quay lại sống bằng nghề biển, và bao giờ môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung mới trở lại như cũ? Ông bày tỏ:


“Riêng về hành động lấp liếm và bao che
của nhà nước rồi đến ngày cuối của tháng
6 mới công bố, đã nói lên tính cách của nhà
cầm quyền, là họ có coi trọng cuộc sống, tính
mạng và quyền lợi của người dân hay không?”
-JB. Nguyễn Hữu Vinh


“Riêng về hành động lấp liếm và bao che của nhà nước rồi đến ngày cuối của tháng 6 mới công bố, đã nói lên tính cách của nhà cầm quyền, là họ có coi trọng cuộc sống, tính mạng và quyền lợi của người dân hay không? Sự phẫn nộ của người dân lúc này là khủng khiếp và ghê gớm, do vậy buộc họ phải công bố Formosa là thủ phạm. Song họ sẽ nương nhẹ hoặc sẽ tìm một cái cớ mào đó để làm giảm nhẹ lòng dân đang bức xúc, vì thảm họa môi trường này nó quá lớn.”


Nói về vai trò của người dân và các tổ chức XHDS trong việc tạo các áp lực cần thiết để yêu cầu nhà nước phải khẩn trương giải quyết triệt để dderr buộc Formosa phải khắc phục thảm họa môi trường lần này. TS. Nguyễn Quang A nhận định:


“Các tổ chức XHDS sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh- với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một XHDS có tổ chức nhất ở VN, họ sẽ có một vai trò rất quan trọng. Tôi hết sức khuyên chính quyền VN nên lắng nghe và tham khảo họ, để rồi hành động để cho người dân vẫn được bày tỏ các bức xúc của mình. Bời vì người dân gây sức ép đối với chính quyền để buộc chính quyền phải thay đổi và cái đó là tốt đối với chính quyền. Còn chính quyền cho rằng sức ép đó để lật đổ chính quyền rồi thì đưa công an đến đàn áp, thì đó chỉ là hành động tự sát mà thôi.”


Từ Bắc Giang, nhà hoạt động xã hội Từ Anh Tú cho rằng, không có gì có thể bù đắp lại những thiệt hại về lâu dài mà đất nước, người dân VN đang phải gánh chịu trong thảm họa môi trường này. Ông khẳng định:


“Thì chúng ta phải đấu tranh tiếp thôi, kể cả việc chính quyền có công bố ngay thủ phạm, nguyên nhân cá chết thì chúng ta vẫn phải yêu cầu họ minh bạch việc giải quyết hậu quả ra sao. Khi chúng ta đã nêu ra yêu cầu đó, buộc họ phải thực hiện thì sẽ dễ giám sát hơn. Nếu như họ không đáp ứng yêu cầu thì chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh thôi. Lúc đó chúng ta vừa đấu tranh trên mạng (Xã hội) và vừa tổ chức biểu tình.”


Những người chúng tôi được tiếp xúc, sau việc nhà nước VN công bố nguyên nhân của thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, đều có một suy nghĩ chung rằng, họ vẫn bị ám ảnh và băn khoăn trước phát biểu “gây sốc” của ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà nội: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được!”. Điều đó đã khiến họ hoài nghi về các nỗ lực của Chính phủ VN trong việc giải quyết hậu quả môi tường biển bị ô nhiễm.



S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cái Đồ Trâu Ngựa



S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cái Đồ Trâu Ngựa




Hóa ra trên đời này không chỉ có Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều tiên mà còn có thêm một dân tộc khác cũng ngu là Venezuela.



Tương tự như vô số những người đàng ông (không ra gì) khác, tôi cũng hay chửi thề, rượu chè và cờ bạc. Tựa như đường vào tình yêu, đường vào trường đua (và đường vào bầu cua) có trăm lần thua có một lần huề!


Tôi thua đều đều, tất nhiên, kể cả những lần tin tưởng một trăm phần trăm là mình sẽ thắng. Mới đây chớ đâu, trong trận banh giữa Venezuela và Argentina, có cha liều lĩnh chấp trước hai trái. Thấy ăn là cái chắc nên tôi bắt liền.


Kết quả, nói chính xác hơn là hậu quả: Argentina thắng với tỉ số 4/1. Đ... mẹ, tôi thua đậm, và thua đau mà không hiểu vì răng? Đội Venezuela chơi đâu có dở, cớ sao tôi bị một cú nặng nề như Trời giáng (nguyên cả tháng lương hưu) vậy cà?


Coi đi coi lại trận bóng đôi lần, tôi mới tìm ra được nguyên nhân. Té ra không phải vì đấu pháp, hay đội hình gì cả mà chỉ vì cái tâm lý bất an của những cầu thủ thuộc bên thua cuộc thôi. Họ ra sân với nét mặt âu lo, và muộn phiền, thấy rõ.


Cuộc tranh tài diễn ra tại tại vận động trường Foxborough, Massachusetts, vào hôm 18 tháng 6 năm 2016. Trước đó ba hôm, tờ Guardian đã buồn bã đi tin: “Thành phố Venezuelan thiết quân luật sau nạn trộm cướp tập thể”. Venezuelan city under effective curfew after mass looting.”


Qua ngày hôm sau, cũng The Guardian (lại) ái ngại cho hay tiếp: “We are like a bomb: food riots show Venezuela crisis has gone beyond politics.”

Đội tuyển của quốc gia Venezuela còn lòng dạ nào mà thi tài khi biết rằng đất nước đang ở trong tình trạng như một quả bom... sắp nổ. Họ thua là phải. Tui... cũng vậy luôn!




Ảnh: CBC



Cùng lúc, trên trang trang Fee Foundation for Economic Education, tác giả Jeffrey Tucker đưa ra nhận xét:


“Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội.” (How To Create Starvation in 2016”. Bản dịch của Phạm Nguyên Trường “Làm sao tạo ra được nạn đói vào năm 2016”.


Ô thì ra Venezuela cũng theo C.N.X.H. (y) như nước ta vậy. Thảo nào mà Wikipedia tiếng Việt (giọng Hà Nội) dành cho “đất nước anh em” những lời lẽ vô cùng tốt đẹp:


“Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.”


Trang Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam còn có nhiều lời tình nghĩa (thắm thiết) hơn nữa:


- Trong thời kỳ đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là trên đất nước Venezuela (Nam Mỹ) xinh đẹp. Tiêu biểu cho tình đoàn kết ấy là sự kiện du kích quân Venezuela đã bắt sống trung tá tình báo Mỹ Michael Xmolen năm 1964 để đòi Mỹ - Nguỵ đánh đổi và thả Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi của Việt Nam. Từ những năm 1989, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và lần lượt mở các đại sứ quán ở tại Việt Nam (2005) và Venezuela (2006).


- “Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình.”


Tuy nói vậy (“bổ trợ nhau trên con đường phát triển”) chớ không phải vậy đâu. Giữa lúc ở Venezuela “người dân phải bới rác tìm đồ ăn” thì không thấy Việt Nam, và những nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, “bổ trợ” cái con tự do gì ráo. Làm bộ bầy tỏ chút tình cảm quan ngại cũng không luôn.




image002_5.jpg
"Chủ nghĩa xã hội Venezuela": người dân phải bới rác tìm đồ ăn. Ảnh & chú thích: phamnguyentruong



Sợ mình sơ sót, và cũng ngại sự xuyên tạc (của những thế lực phản động nước ngoài) nên tôi tìm vào trang mạng của Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Venezuela để xem thêm tin tức. Tiếc thay, tôi không tìm được gì khác ngoài “Lời chào của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la,” với những lời lẽ vô cùng hoa mỹ như sau:


Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình.


Trên tinh thần đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn về đất nước và con người, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta…

ĐẠI SỨ NGÔ TIẾN DŨNG

Tuy ông Dũng khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước” nhưng khi vào phần tin Về Vê-nê-xu-ê-la của trang vietnamembassy-venezuela chỉ thấy vỏn vẹn có bốn chữ, cùng một cái chấm than thôi: Không có tin nào!


Sao mà làm biếng dữ vậy, cha nội? “Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội”; vậy mà Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la hiện nay “không có tin nào” trong khi nước bạn sắp bùng nổ đến nơi (“ready to explode”) theo như cách dùng chữ của BBC!


Sự kiện này khiến tôi nhớ đến bảng xếp hạng, về chỉ số tử tế (GCI) hồi năm 2014.


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Vũ Đông Hà - Ba Đình nhất trí tăng cường tin cậy chính trị với quân xâm lược!!!



Vũ Đông Hà - Ba Đình nhất trí tăng cường tin cậy chính trị với quân xâm lược!!!










Vũ Đông Hà (Danlambao) - Lần thứ 9, đại diện cho Ba Đình, Phó thủ tướng CSVN Phạm Bình Minh đã tiếp và họp với người "đồng chí (hướng)" của Bắc Kinh là Dương Khiết Trì. Tên Uỷ viên quốc vụ viện của Tàu cộng này là kẻ đã từng thúc giục tập đoàn con cháu của Hồ Quang rằng "những đứa con hoang đàng hãy trở về nhà" . Sau lần "cha gọi con" ấy vào tháng 6, 2014, bầy đàn con cháu Ba Đình đã hết hoang đàng và ngoan ngoãn quay đầu về đất tổ cha. Kỷ niệm năm thứ 2 cho "ngày trở về", cha-con lại gặp nhau để tiếp tục "nhất trí tăng cường tin cậy chính trị" theo quan hệ chủ-tớ-cha-con 4 vàng, 16 tốt.

Cha-con nhà họ sản khác giống nhưng chung một nòi này đã "nhất trí tăng cường tin cậy chính trị" những gì?

Trước hết, để "tăng cường tin cậy", 2 bên đã nhất trí đồng ý mở thêm Tổng Lãnh sự quán Tàu tại Đà Nẵng . Như vậy bên cạnh Toà Đại sứ ở phía bắc, Tổng Lãnh sự quán ở phía nam, Tàu cộng nay lại có thêm giang sơn riêng tại khúc giữa Việt Nam, nơi mà Bắc Kinh đang gia tăng mức độ chiếm đóng bằng những dự án đầu tư xây dựng, kéo theo những hạ tầng cơ sở, công nhân lẫn lực lượng trá hình cư ngụ và quản lý những công trường bất khả xâm phạm đối với người Việt Nam.

Một trong những công trình xâm nhập này là dự án 2,5 tỷ đô la tại Vũng Áng, Hà Tĩnh với 1,000 ha đất dành cho Wei Yu Engineering Group Company Limited, một công ty đăng ký hoạt động vào đầu năm 1999 nhưng đã dẹp tiệm vào tháng 2, 2002, được Bắc Kinh sử dụng như là một vỏ bọc nhằm giảm thiểu làn sóng chống Tàu cộng ngày càng gia tăng của dân Việt, để xâm thực Việt Nam.

Bên cạnh việc thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng, giới chóp bu Ba Đình đã ký kết cái gọi là “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc” (4). Chỉ có ở Việt Nam là nơi mà chính phủ của một quốc gia bị xâm lấn lại đi ký kết "bản ghi nhớ" với quân xâm lược. Đổi lại sự "ghi nhớ" này, Bắc Kinh đã bôi trơn thêm cho Hà Nội một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ (gần 20 triệu đô la). Số tiền này để làm gì?


"Bản ghi nhớ" giữa cảnh sát Việt-cộng và cảnh sát Tàu-cộng được ký kết trong tình trạng Biển Đông bị Bắc Kinh chiếm cứ và quậy nát, khi mà chính truyền thông lề đảng đã phải loan tin về tình hình bi đát của Biển Đông:

...

Trước tình trạng đó, báo chí của đảng đã phải đăng tải:

...

Và:
...

Với tình hình như thế thì ông Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Nguyễn Văn Sơn đi ký với tên tướng Tàu Vương Hồng Quang - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung cộng "Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc" (5) để làm gì!?

"ghi nhớ" cái gì?

Nội dung "ghi nhớ" cũng sẽ giống như nguyên nhân gây ra cá chết, như mật ước Thành Đô và những văn kiện bán nước khác, sẽ là giao kèo chuyển nhượng riêng tư, bí mật giữa cha con nhà họ sản.

Chuyến đi của Dương Khiết Trì với thành quả là Tổng Lãnh sự quán Tàu cộng tại miền Trung ra đời, 20 triệu đô mang tiếng cho không nhưng thực chất là để đám con hoang bỏ công sức ra xây dựng Cung Hữu Nghị Cha Con, và những điều đàn con hoang phải ghi nhớ để hành xử cho phải đạo làm con ở Biển Đông là tiếp nối âm mưu của Mao-Hồ-Đặng-Tập: biến Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Tàu.

Mục tiêu này đã được nhắc nhở, "ghi nhớ", "đi vào chều sâu" một lần nữa trong chuyến đi tháng 6, 2016 của Dương Khiết Trì: "Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020

2020 là chấm dứt giai đoạn.

Sau 2020 là sứ mạng của Mao Hồ được hoàn tất.

Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu mà Bắc Kinh không cần một tiếng súng.

Xin đăng lại đây một bài đã viết:



Dương Khiết Trì: không cần phải đánh Việt Nam chúng nó!