Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Các tổ chức chính trị hải ngoại trong hơn 30 năm qua (phần 3)


Các tổ chức chính trị hải ngoại trong hơn 30 năm qua (phần 3)


2015-04-03


Các tổ chức chính trị hải ngoại trong hơn 30 năm qua (phần 3) Phần âm thanh Tải xuống âm thanh



viet-tan-2-622.jpg
Hình chụp trang web của Đảng Việt Tân
Screen capture


Cái nhìn từ các bạn trẻ trong nước


Trong chương trình Ký ức 40 năm chúng tôi thực hiện loạt bài về các đảng phái chính trị của người Việt tại hải ngoại. Trong phần thứ ba cũng là phần cuối của loạt bài này, Kính Hòa xin ghi nhận ý kiến của một số bạn trẻ trong nước về các đảng phái này. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này chúng tôi cố gắng tìm kiếm một sự đa dạng về quan điểm nhất có thể được, dù biết đó là một việc làm rất khó khăn. Đa số các bạn trẻ xuất hiện trong bài ghi nhận này đều ẩn danh.


Đại đa số người Việt Nam hiện nay sinh ra và lớn lên sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Những người trẻ tuổi này cũng như phần còn lại của dân chúng Việt Nam trong nước biết về các đảng phái hải ngoại qua truyền thông chính thống của đảng cộng sản Việt Nam. Trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều người Việt Nam, nhất là giới trẻ qua phương tiện tuyền thông Internet, và mạng xã hội mới biết được những thông tin không do nhà nước kiểm soát về hoạt động chính trị của người Việt hải ngoại hướng về Việt Nam.


Họ biết gì về đảng phái hải ngoại?


Một bạn trẻ đã tốt nghiệp đại học tại Hà nội cho biết:


“Em có biết một số đảng phái tại hải ngoại như
là Tập hợp dân chủ đa nguyên, đảng Việt Tân,
Hưng Việt. Hiện nay thì trong nước chưa cho
tự do đảng phái nên các đảng phái chính trị hải
ngoại chỉ tuyên truyền các dự án chính trị của họ,
hay là những tư tưởng khác như tự do dân chủ,
nhân quyền, liên đới xã hội.”
-Một bạn trẻ


“Em có biết một số đảng phái tại hải ngoại như là Tập hợp dân chủ đa nguyên, đảng Việt Tân, Hưng Việt. Hiện nay thì trong nước chưa cho tự do đảng phái nên các đảng phái chính trị hải ngoại chỉ tuyên truyền các dự án chính trị của họ, hay là những tư tưởng khác như tự do dân chủ, nhân quyền, liên đới xã hội. Theo em thì cũng không thể làm gì khác được, vì đảng cộng sản cứ nhất định không cho phép các lực lượng đối lập. Nếu những người đó về nước thì bị bắt bớ tù đày ngay lập tức.”


Một bạn trẻ khác cũng vừa tốt nghiệp đại học tại Quảng Nam xin giấu tên nói là chuyện biết một cách tường tận các đảng phái của người Việt ở hải ngoại rất khó khăn


Thật ra em không quan tâm lắm đến các hoạt động đảng phái, em chỉ quan tâm đến các phong trào xã hội. Đằng sau các phong trào đó là ai thì cũng khó nắm bắt vì xã hội thiếu thông tin cho nên người ta cứ nhìn ra là âm mưu này nọ. Đảng nổi nhất ở Việt Nam chắc là (cười)… đảng cộng sản, còn ở hải ngoại là Việt Tân, vì đi đâu cũng nghe chính quyền bêu riếu Việt Tân. Còn đảng phái khác thì nếu để ý kỹ thì em thấy đảng dân chủ gì đó của Nguyễn Tiến Trung, em thấy đảng đó qui tụ nhiều trí thức chứ không chỉ đơn thuần những nhà hoạt động chính trị. Ngoài ra em cũng đọc sơ sơ thấy những đảng khác nhưng nó không để lại cho em điều gì. Có lẽ họ đặt tên nhiều nhiều vậy thôi chứ chẳng hoạt động gì.”


Một bạn trẻ tên là Nguyễn Đan Quỳnh, sinh năm 1989, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua trao đổi trên mạng xã hội với chúng tôi nói là bạn không biết nhiều về các đảng phái chính trị ở hải ngoại ngoài đảng Việt Tân, nhưng bạn không có cảm tình với đảng này. Bạn Quỳnh cho biết lý do là vì đảng này xuyên tạc về đất nước, về đảng những điều không đúng sự thật.


Bạn trai ở Quảng Nam cũng nói là qua mạng xã hội bạn ấy biết được trang Facebook của đảng Việt Tân hoạt động rất tích cực, và nói thêm là:

Tương tác rất là đông, em thấy comment rất là nhiều. Nhưng mà chất lượng comment không có, một là chửi bới bất kể lý do, hai là ủng hộ một cách cảm tính bầy đàn, phát ngôn không có phê phán xem là đúng sai như thế nào.”


Một bạn gái trẻ khác tên Thu Hồng cũng sống ở Sài gòn thì cho biết là bạn không biết gì nhiều về những chuyện chính trị ở hải ngoại:


Lâu lâu em mới đọc tin, mà những cái trang em đọc không nói gì về đảng phái chính trị Việt Nam. Em biết là ở nước ngoài cũng có những đảng phái chính trị của người Việt Nam nhưng em không biết những người đó như thế nào.”


Bạn Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992, từng là tù nhân chính trị, nói rằng những gì mà mình biết được về đảng phái chính trị ở hải ngoại là những điều không vui:


Tôi nghĩ là rất là phức tạp, đảng phái là phức tạp rồi, đây lại là ở hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa kỳ cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Tôi không biết nhiều, nhưng thông qua bà con trên FB mà tôi quen thì tôi thấy rất là lộn xộn vì quyền lợi, và tôi thấy rất buồn vì ở nước ngoài thì đáng ra có văn hóa và nhận thức cao hơn Việt Nam, vì có quyền tự do cao hơn Việt Nam.


Họ mong muốn điều gì


Đa số những người trẻ tuổi trong nước mà chúng tôi tiếp xúc đều chia sẻ cảm nhận của họ rằng ảnh hưởng của các đảng phái chính trị hải ngoại đến Việt Nam là không đáng kể. Tuy nhiên cũng có ý kiến đánh giá cao hoạt động của các đảng này trong thời gian qua trên khía cạnh truyền bá tu tưởng tự do. Một bạn trẻ quản trị trang FB Nhật ký yêu nước, một trang chia sẻ nhiều thông tin về chính trị xã hội và được hàng trăm ngàn người theo dõi nói:


“Theo tôi ảnh hưởng của các đảng phái chính trị
nước ngoài đối với người dân trong nước không
thực sự đáng kể. Một phần là do sự kiểm duyệt
thông tin từ phía chính quyền Việt Nam, khiến cho
các thông tin mà người dân Việt Nam tiếp cận được
về các đảng phái này bị bóp méo”
-Một bạn trẻ


Những đảng phái chính trị ở hải ngoại mà tôi biết thì từ trước đến giờ họ có đóng góp nhất định trong việc vận động cho quyền tự do dân chủ, những quyền dân sự và chính trị của người dân trong nước. Cách này là đánh động quốc tế, hoặc vận động các nhà nước có quan hệ với Việt Nam để đặt các vấn đề về nhân quyền. Các đảng phái chính trị đó nói thay cho người dân trong nước, giới bảo vệ nhân quyền trong nước, trước những vấn đề tiêu cực, hay chuyện đàn áp nếu có của chính quyền Việt Nam.


Nhưng cũng bạn trẻ này cho rằng ảnh hưởng của các đảng chính trị trong nước là không đáng kể, và bạn này cũng đưa ra lý do cho ảnh hưởng ít ỏi đó:


Theo tôi ảnh hưởng của các đảng phái chính trị nước ngoài đối với người dân trong nước không thực sự đáng kể. Một phần là do sự kiểm duyệt thông tin từ phía chính quyền Việt Nam, khiến cho các thông tin mà người dân Việt Nam tiếp cận được về các đảng phái này bị bóp méo, như là gán cho các tổ chức này là tổ chức khủng bố, muốn khôi phục chế độ Việt Nam cộng hòa, làm mất ổn định đất nước,v.v… Một lý do nữa là các đảng phái này không có một lộ trình khả quan, một cách giải quyết tốt hơn mà tôi gọi là một chương trình hành động, giả sử như họ đang cầm quyền hay chiếm đa số tại Việt Nam. Các chỉ trích của họ đối với đảng cộng sản là đa dạng và chi tiết, nhưng những đảng này chưa đưa ra những cách giải quyết tốt hơn, như là một sự lựa chọn khác cho người dân Việt Nam.”


Bạn trai ở Quảng Nam thì nói đến việc chính danh, cũng như sự xa lạ về cách tiếp cận vấn đề của các đảng hải ngoại đối với người dân trong nước


Những người ở hải ngoại dù là họ còn cảm nhận mình là người Việt, nhưng họ có quốc tịch Mỹ, các đảng phái thành lập bên Mỹ. Đối với người trong nước thì tính chính danh rất là yếu. Còn cái môi trường bên Mỹ thì họ không thở chung một bầu không khí chính trị với Việt Nam. Họ dễ phê phán chính quyền vì quen tự do ngôn luận rất là rộng. Họ không cảm nhận được áp lực đó đối với người trong nước. Thành ra khó gây được cảm tình với người trong nước. Khó cấm họ nói những điều đó, nhưng khi nói như thế thì những người trong nước cảm thấy khó chịu.”


Khi được hỏi là sẽ nghĩ gì về các hoạt động chính trị của các đảng phái hải ngoại hướng về Việt Nam, Thu Hồng trả lời:


Tùy xem là những hoạt động đó đối với người Việt Nam như thế nào đã. Nếu mà hoạt động công khai thì em nghĩ là không dễ dàng vì Việt Nam chỉ là quốc gia có một đảng thôi. Chưa nói đến các tổ chức, mà chỉ mới cái chuyện thông tin thì đã sàng lọc ra để chỉ cho người dân biết có một phần thôi.”


Phương Uyên thì cho rằng hiện giờ các hoạt động để tiến đến nắm quyền của các đảng phái hải ngoại ở Việt Nam là còn rất xa vời, và Phương Uyên cho biết thêm:


Tôi thấy bây giờ chưa có gì hết, tác động bên ngoài vào rất là ít. Theo như Tổng thống Việt Nam cộng hòa có nói thì chỉ có sống chung với cộng sản mới dẹp được cái nạn chuyên chính cộng sản mà thôi. Tác động bên ngoài vào thì tôi thấy rằng bây giờ chỉ là tác động quốc tế và ủng hộ kinh tế cho người trong nước.”


Phương Uyên nói rằng việc quan trọng ở Việt Nam hiện nay là phát triển xã hội dân sự, các đảng phái phải nghĩ đến người dân, những điều tệ hại mà họ đang gánh chịu.


Xem bài liên quan:





...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét