Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

CẨU NHẬT TÂN - ĐẰNG SAU VỤ NHẬT BẢN BẮT VIỆT NAM ĐỀN 200 TỈ




Dự án Cầu Nhật Tân đã chậm tiến độ 2 năm. Ảnh: Hoàng Hà



CẨU NHẬT TÂN - ĐẰNG SAU VỤ NHẬT BẢN BẮT VIỆT NAM ĐỀN 200 TỈ




Một kỹ sư làm thuê cho nhà thầu Nhật Bản tiếp chuyện: nói thật, bọn em có được vị gì đâu. Toàn đi lo cho các sếp hưởng. Bọn em làm bên dưới nhục lắm. Nhà thầu ở đâu cũng phải bỏ tiền nuôi chính quyền. Mất mấy cái cừ sắt thôi, muốn lấy lại cũng bị vòi cả trăm triệu. Muốn thằng Hà Nội (UBND TP) nó triệu tập họp các sở ban ngành giải quyết cho cái đường điện, công trình ngầm à? Chi mỗi cuộc họp không bao giờ dưới 200 triệu (chưa tính phong bì riêng cho sếp nhớn). Không chi tiền à? Nó chơi xỏ lá ngay. Mặt bằng kia có rồi, các ngài cứ vào đi.


Đúng là có mặt bằng thật nhưng nó chơi đểu bố trí lối vào rất nhỏ thì làm gì được? Hoặc nó cố tình bố trí mặt bằng thi công kiểu xen kẽ với dân nên không thể tổ chức xe máy thi công ồ ạt được. Hoặc nó giao mặt bằng nhưng đường điện 110KV vẫn vắt vẻo trên đầu thì bố thằng nào dám đưa xe máy vào. Hoặc công trình ngầm vẫn còn dưới đất. Đi đến đâu cũng phải rắc tiền.


Quan anh ở trên Bộ GTVT biết vậy nhưng chịu bọn Hà Nội vì đây là địa bàn làm ăn của chúng nó. Về sau, các anh Bộ thương tình mới cho “cái cơ chế”. Các chú cứ làm cái phiếu kê lên. Đơn giá các hạng mục “thổi” lên mức “thực tế” cho anh, không cần theo đơn giá định mức Việt Nam (đương nhiên phải cho các quan anh gửi phần vào trong đó). Gửi lên Bộ, lên Chính phủ sẽ có người lo tiếp.


Chỉ vẻn vẹn vài ngày sau khi nhận được ”công văn” đòi đền bù 200 tỉ, các ngài Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ GTVT xoắn xuýt bỏ hết cả công việc đã lên lịch theo tuần, chạy đôn chạy đáo rào chỗ này, lấp chỗ kia. Rồi cuộc họp với Hà Nội cũng được thiết kế chóng vánh để các bên cùng lo đại sự. Tác phong khẩn trương chưa từng có này thật trái ngược với thói lề mề, hách dịch, vô trách nhiệm, coi thường dân mỗi khi dân có đơn từ cần đến sự quan tâm của các quan. Nói thật không ngoa, cái cỗ máy chính quyền bây giờ nó chạy bằng đô-la, cứ rót đô-la vào là nó vận hành trơn tru. Bộ máy truyền thông cũng được huy động để rào trước đón sau. Vụ Quan hệ quốc tế với Ban 85 thì chạy như cờ lông công để “kết nối” với “bạn” (tức phía Nhật Bản). Dường như sợ nhà thầu nước bạn bị thiệt thòi, cũng ngay lập tức, ngài Bộ trưởng VP Chính phủ cầm con triện Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT kết hợp với UBND TP Hà Nội chủ động làm việc với phía nhà thầu, đảm bảo tiến độ. Bộ trưởng đặc biệt lưu ý Bộ GTVT và chính quyền TP Hà Nội phải hài hòa lợi ích. Chỉ mấy ngày nữa thôi, Bộ Tài chính sẽ được lệnh chi mà không cần hỏi. Lý do ư? Đảm bảo tiến độ công trình thế kỷ lớn nhất Đông Nam Á, tránh sứt mẻ quan hệ quốc tế. Hợp lý quá đi chứ. Một điều chắc chắn rằng không ai dám công khai từng hạng mục cái món đền bù 200 tỉ kia.


Là nạn nhân chính trong mớ bòng bong tiến độ GPMB này nhưng vài trăm hộ dân tại cầu Nhật Tân không có được vinh hạnh nhận được sự quan tâm khẩn trương của các cấp chính quyền như nhà thầu nước ngoài kia. Hàng chục cuộc họp đã diễn ra chỉ để giải quyết quyền lợi của nhà thầu nước ngoài chứ không có ai màng đến việc giải quyết quyền lợi chính đáng cho hàng nghìn dân nơi đây.



Cầu Nhật Tân




***



BÀI ĐỌC THÊM:


Nhà thầu Nhật đòi bồi thường 200 tỷ ở dự án cầu Nhật Tân



Phải thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm do mặt bằng chậm giải phóng, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đề nghị được bồi thường 200 tỷ đồng. Bộ Giao thông cho hay, sẽ tính toán mức thiệt hại của doanh nghiệp này.



Tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về các dự án hạ tầng giao thông, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã đề nghị bồi thường 200 tỷ đồng do chậm tiến độ giao mặt bằng 1,5 năm tại dự án cầu Nhật Tân.


"Chúng tôi đã trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản là chưa bao giờ có tiền lệ đền bù khi chậm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nhà thầu đã phát đơn thì mình phải vào cuộc", Thứ trưởng Trường nói.


Ông Trường cũng cho biết, Bộ Giao thông có tính đến đền bù thiệt hại cho nhà thầu song mức đền bù bao nhiêu thì phải tính toán chặt chẽ và có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan.


Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: ĐL




Khâu giải phóng mặt bằng cầu Nhật Tân do TP Hà Nội thực hiện, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn. Trong ba gói thầu của dự án, gói số 3 đường dẫn phía bắc cầu Nhật Tân do Công ty TNHH Xây dựng Tokyu (Nhật Bản) làm nhà thầu chính được khởi công tháng 3/2009.


Mặc dù đã được khởi công, song nhà thầu phải thi công cầm chừng do thiếu mặt bằng. Tiến độ bàn giao mặt bằng của dự án này đã nhiều lần phải gia hạn cho các địa phương vì lý do như thiếu nhà tái định cư, chậm lên phương án đền bù, dân không đồng thuận... Hiện, khu vực đảo giao thông tại nút giao Phú Thượng, quận Tây Hồ vẫn chưa được giải phóng mặt bằng.



Trước thực trạng này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án như đường Nhật Tân - Nội Bài, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên...


"Cần có giải pháp để các dự án trên địa bàn Hà Nội rút ngắn tiến độ 3 - 6 tháng. Thời gian qua, vành đai 3 trên cao đã có gói thầu rút ngắn tiến độ 15 tháng", lãnh đạo Bộ Giao thông bày tỏ.


Theo quy hoạch tổng thể, dự án cầu Nhật Tân là một trong 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Với thiết kế dây văng, cầu bắt đầu tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 (huyện Đông Anh). Cầu được thiết kế vĩnh cửu với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, thép và dây văng. Chiều dài toàn tuyến là 8,4 km, trong đó cầu dài 3,9 km, đường dẫn 4,5 km, chiều rộng đảm bảo cho 8 làn xe, trong đó 6 làn xe cơ giới.


Dự án có tổng mức đầu tư 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân sẽ giảm tải cho cầu Chương Dương, rút ngắn quãng đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm thủ đô.


Theo kế hoạch, tháng 10/2014, cây cầu này sẽ hoàn thiện và đi vào khai thác. Tuy nhiên, hiện các nhà thầu mới hoàn thành được 60% khối lượng công việc.



Đoàn Loan



1 nhận xét: