Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Một chính khách lớn và một người thầy xấu


Nguyễn Hưng Quốc - Một chính khách lớn và một người thầy xấu       

  



Mở đầu bài viết tưởng niệm Lý Quang Diệu đăng trên báo The Washington Post, Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, người được xem là tổng công trình sư về chính sách đối ngoại của Mỹ thời chiến tranh lạnh, nhận định: “Lý Quang Diệu là một vĩ nhân” (Lee Kuan Yew is a great man). Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, cho Lý Quang Diệu là lãnh tụ sắc sảo nhất mà ông từng được gặp (the smartest leader I ever met). Tổng thống Mỹ Barack Obama cho Lý Quang Diệu là một “người khổng lồ đích thực của lịch sử”, “một hình ảnh truyền thuyết của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Những lời khen ấy xuất phát từ ba sự kiện: Thứ nhất, từ góc độ cá nhân, Lý Quang Diệu bao giờ cũng chứng tỏ là một con người thông minh và sâu sắc đủ để chinh phục sự ngưỡng mộ của những người gặp ông và trao đổi với ông. Thứ hai, với tư cách một lãnh tụ, ông đã chứng tỏ tài năng của mình trong việc biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ, nghèo nàn và lạc hậu, một cựu thuộc địa của Anh và là một trong những địa phương khiêm tốn trong Liên bang Malaysia, trở thành một quốc gia tiên tiến và giàu có, có thu nhập trên đầu người cao hơn hẳn Malaysia và cả nước Anh. Thứ ba, với tư cách một chính khách, Lý Quang Diệu đã có những ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi thế giới. Mặc dù người ta không gắn sau tên ông chữ “ism”, kiểu chủ nghĩa Lý Quang Diệu (Lee-ism) như người ta từng làm với Reaganism hay Thatcherism, nhưng giới nghiên cứu chính trị đều đồng ý Lý Quang Diệu có một quan niệm riêng, một chiến lược riêng trong việc xây dựng và phát triển đất nước khác hẳn các chính khách khác. Chiến lược ấy được rất nhiều nhà lãnh tụ rải rác trên thế giới ngưỡng mộ và bắt chước.

Với những ảnh hưởng ấy, Lý Quang Diệu được xem là một bậc thầy có tầm quốc tế trong nửa sau thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. Tư cách bậc thầy ấy thể hiện qua hai khía cạnh chính: Một là những chính sách cụ thể mà Lý Quang Diệu sử dụng một cách hữu hiệu để xây dựng Singapore thành một cường quốc và hai là những chiến lược ông sử dụng để xây dựng bộ máy cai trị tại đất nước của ông. Ở khía cạnh thứ nhất, nói theo lời của Thủ tướng Anh David Cameron, Singapore là một trong những “câu chuyện thành công vĩ đại” (one of the great success stories) của thời hiện đại. Ở khía cạnh thứ hai, nói theo lời Tổng thống Obama, “không ít lãnh tụ thuộc thế hệ này cũng như các thế hệ trước xin những lời khuyên của ông” trong vấn đề cai trị.

Ở cả hai khía cạnh vừa nêu, bậc thầy Lý Quang Diệu để lại những di sản vừa tốt vừa xấu.

Tốt ở nhiều điểm: Ông mang lại niềm tự tin cho nhiều lãnh tụ về quá trình xây dựng đất nước của họ sau những thời gian dài chiến tranh hoặc lệ thuộc; ông khuyến khích mọi người quan tâm đến lãnh vực giáo dục cũng như chính sách chiêu hiền đãi sĩ trong quá trình hiện đại hoá đất nước; ông nêu bật lên tầm quan trọng không thể thay thế được của một nền quản trị minh bạch và hiệu quả; ông nhấn mạnh đến việc bài trừ tham nhũng; ông dạy người ta tinh thần thực tế và thực dụng, không bám víu một cách mù quáng và nô lệ vào các lý thuyết hay các thứ chủ nghĩa, đặc biệt chủ nghĩa cộng sản, v.v…

Nhưng di sản xấu của Lý Quang Diệu cũng không ít.

Thứ nhất, ông tạo nên một mô hình phát triển nguy hiểm.

Trước, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều cho dân chủ là một trong những tiền đề tiên quyết của phát triển. Sự thành công của chủ nghĩa tư bản, ở lãnh vực kinh tế cũng như chính trị, cao hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội vốn cuối cùng bị sụp đổ vào đầu thập niên 1990, là ở chỗ: chủ nghĩa tư bản có tự do hơn. Tính chất tự do và dân chủ của chủ nghĩa tư bản không phải chỉ xuất phát từ những nguyên tắc nhân quyền chung chung mà còn xuất phát từ một thực tế: chúng khuyến khích óc sáng tạo và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của mọi người, một nhân tố quan trọng để đất nước càng ngày càng tân tiến và thịnh vượng.

Sau, với sự thành công của Singapore, người ta thấy có một khả năng lựa chọn khác: một đất nước có thể tiến bộ vượt bậc mà không cần phải dân chủ hoá. Người ta gọi đó là một nền “độc tài mềm” (soft dictatorship) hoặc “chủ nghĩa tư bản chuyên chế” (authoritarian capitalism) mà Singapore là một tấm gương tiêu biểu nhất.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Công dân hoạt động nhân quyền bị cản trở


Công dân hoạt động nhân quyền bị cản trở


2015-03-30

Audio: Công dân hoạt động nhân quyền bị cản trở Phần âm thanh Tải xuống âm thanh



duc-hanoi032915-622.jpg
Phái đoàn Nghị sĩ Đức gặp gỡ các tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam hôm 30/3/2015, nhân dịp đến Hà Nội tham dự Đại hội đồng Liên Minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132.- Photo: RFA


Trong những ngày vừa qua, một số những người hoạt động tại Việt Nam liên tiếp bị cơ quan chức năng ngăn trở bằng các biện pháp như câu lưu, cản trở đi lại.


Đại hội đồng Liên Minh Nghị viện Thế giới


Một sự kiện được chính quyền Hà Nội hãnh diện tổ chức trong những ngày này từ tối 28 tháng 3 cho đến ngày 1 tháng tư là Đại hội đồng Liên Minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132- gọi tắt IPU.

Đại biểu của một số đoàn ngoài việc tham dự các phiên họp do chính quyền VN tổ chức còn có những cuộc gặp đại diện một số tổ chức dân sự trong nước.

Tuy vậy, một số cá nhân bị cơ quan chức năng gây trở ngại, ngăn cản không cho gặp gỡ các nghị viên quốc tế.

Vào sáng ngày 30 tháng 3, bà Trần Thị Nga, thành viên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, bị bắt tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội.

Bà Nga kể lại vụ việc với đài RFA ngay sau khi được thả ra sau khoảng 2 tiếng đồng hồ rằng bà và đứa con nhỏ vừa bước xuống xe tại bến xe thì lập tức bị nhiều công an mật vụ mặc thường phục bắt lên xe có biển số xanh trước sự chứng kiến của 4 công an mặc sắc phục.


“Họ không hề nói được là Nga phạm tội gì,
phạm lỗi gì. Họ chỉ đe dọa sẽ giết, sẽ đánh.”
Bà Trần Thị Nga


Trên xe có 5 người, 1 tài xế và trong số 4 người người còn lại có 1 nhân viên an ninh quen mặt tên Công. Bà Nga nói lại những gì xảy ra khi bà bị an ninh bắt cóc từ lúc 9:30 sáng hôm Thứ Hai, 30/3:

“Ba tên: một tên Công ngồi đằng trước mặt của Nga để khống chế chân tay; một tên ngồi đằng sau khống chế đầu với bịt mồm Nga và một tên ngồi bên cạnh tay phải cũng khống chế chân với tay để cho tên ngồi bên cạnh nữa với vào đánh đập và đấm thẳng vào mặt. Cú đấm đau nhất là cú đấm vào sống mũi của Nga. Khi máu trong mồm của Nga phun ra vào mặt tên Công với tất cả những tên công an đấy thì tên bịt mồm và đè cổ Nga sợ quá đã bỏ tay ra. Nga hỏi ‘các người cho tôi biết tôi phạm tội gì? Tại sao bắt bớ, đánh đập rồi bắt cóc? Bây giờ uống máu của mẹ con tôi như thế này?’. Tuyệt nhiên họ không thể trả lời Nga phạm tội gì”.



DucEmbassy-Hanoi-400.jpg
Các nhà hoạt động dân sự Việt Nam tham dự cuộc gặp tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội hôm 30/3/2015.


Khi bị chở đến đồn Công an TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, bà Nga còn bị đánh vào đầu từ phía sau. Bà bị giữ lại và bị quay phim chụp hình nhưng trong suốt thời gian ở đồn Công an bà không hề được biết nguyên nhân vì sao bị bắt cóc như vậy. Bà Nga nói thêm:

“Họ không hề nói được là Nga phạm tội gì, phạm lỗi gì. Họ chỉ đe dọa sẽ giết, sẽ đánh. Và họ sỉ nhục Nga ‘mày là cái loại thế này thế kia, mày chỉ đi bám đít ngoại bang’. Và có một điều hết sức đặc biệt là khi họ đưa Nga tới Công an TP. Phủ Lý ngày hôm nay, lúc họ mở cửa xe ra thì Nga đã nhìn thấy hung thủ dùng hung khí, dùng gậy đánh gãy chân Nga hôm 25/5. Hôm nay hắn ta có mặt ở ở Công an TP. Phủ Lý”.

Bà Trần Thị Nga được thả ra trong cùng ngày vào khoảng 5 giờ chiều sau khi một nhóm 7-8 người đàn ông và 1 người đàn bà đè ngửa ra để lau các vết máu trên mặt rồi 2 mẹ con bị đẩy ra đường.

Dự án bôxit "sập bẫy" nhà thầu Trung Quốc ra sao?


Dự án bôxit "sập bẫy" nhà thầu Trung Quốc ra sao?



“Nếu sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch thì tổng lỗ năm 2015 của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ khoảng 37,4 triệu USD”.

Các dự án bôxit hiện đang có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt, nếu không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì mức độ rủi ro này sẽ ngày càng gia tăng. Nhiều chuyên gia đã nhận định, chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “sập bẫy” của nhà thầu Trung Quốc.



Bùn đỏ vương vãi, chỉ cần mưa lớn là
                              bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài. Ảnh:
                              M.Vinh.
Bùn đỏ vương vãi, chỉ cần mưa lớn là bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài. Ảnh: M.Vinh.


“Chết” ngay từ khi đấu thầu


Theo tiến sĩ (TS) Nguyễn Thành Sơn - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, Luật đấu thầu của Việt Nam quy định, ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ông Sơn cho biết, với những dự án lớn như Tân Rai và Nhân Cơ thì thông thường phải thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ. Tuy nhiên, trường hợp này TKV đã tự mình làm mọi thứ. Trên lý thuyết, khi TKV tự làm thì sẽ tiết kiệm chi phí tư vấn, tức khoảng 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương 695 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, TKV đã công bố phí quản lý và tư vấn dự án lên gần 800 tỷ đồng. Ông Sơn cho rằng: “TKV đã tự mình mắc lừa, tự sập bẫy của chính mình. Tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ”. Ông Nguyễn Văn Ban - nguyên trưởng ban alumin (Tổng công ty Khoáng sản VN), trình bày: “Ở một hội thảo diễn ra năm 2009 đã chỉ ra những nguy cơ về hiệu quả kinh tế của các dự án này, nhất là với nhà máy Nhân Cơ”. Ông Ban cho biết, nhà thầu Trung Quốc đã bỏ thầu rất thấp làm các nhà thầu ở những nước phương Tây từ bỏ. Nhưng đến khi chúng ta làm việc cùng họ để ký hợp đồng thì giá bỏ thầu và giá trên hợp đồng là khác nhau. “Phía Trung Quốc giải thích về sự chênh lệch này, là do trong giá bỏ thầu họ chưa tính đến các thiết bị dự phòng”, ông Sơn cho hay. TS Nguyễn Thành Sơn bổ sung, trong đấu thầu bao giờ cũng có điều kiện tiên quyết là yêu cầu kinh nghiệm của nhà thầu. Theo đó, nhà thầu cho biết, công nghệ được sử dụng ở nhà máy Tân Rai là công nghệ bayer - công nghệ được cho là tiên tiến nhất hiện nay. “Tuy nhiên, điều quan trọng là các thiết bị trên dây chuyền công nghệ ấy có hiện đại hay không? Tân Rai có thể 'chết' vì chính điều đấy”, TS Sơn nhấn mạnh.


Thua lỗ kéo dài


Theo TS Nguyễn Thành Sơn, chỉ riêng trong khâu xử lý alumina đã tổn thất 30,34% lượng bôxit. Đồng nghĩa cứ 3 tỷ hoặc 10 tỷ tấn bôxit thì mất đi khoảng 1 tỷ hoặc 3 tỷ tấn. Trên thế giới, bình quân để có 1 tấn sản phẩm thì mất 2-5 giờ công (cho toàn nhà máy). So với quy mô của Tân Rai hiện tại thì chỉ cần 250-300 lao động. Thực tế đang có hơn 1.000 lao động. Điều này chứng tỏ trình độ tự động hóa, điều kiện tập trung của nhà máy còn rất thấp. Cũng theo ông Sơn, kế hoạch điều hành sản xuất năm 2014 của cả Tân Rai và Nhân Cơ là sản xuất và tiêu thụ 660.000 tấn alumina. Giá thành bình quân tính cả chi phí vận chuyển là 403-464 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán, theo báo cáo của TKV gửi Thủ tướng Chính phủ là 324-346 USD. Ông Sơn thông tin: “Năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là 20%. Năm 2014 tăng lên thành 21%. Riêng năm 2015 thì dự tính là lỗ 14%, với điều kiện sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Nếu không đủ sản lượng này thì tỉ lệ thua lỗ cũng không giảm nhiều”.

Hà Nội tiếp tục tuần hành bảo vệ cây xanh


Hà Nội tiếp tục tuần hành bảo vệ cây xanh








CTV Danlambao - Sáng chủ nhật 29/3/2015, hàng trăm người dân tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch chặt hạ 6700 cây xanh của UBND TP. Hà Nội.


Đây là hoạt động có tên gọi ''Green Walk - Diễu hành hòa bình vì môi trường, bảo vệ cây xanh'' diễn ra giữa lúc Hà Nội đang được thắt chặt an ninh cho sự kiện IPU. Dù vậy, cuộc tuần hành đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, khiến khu vực Bờ Hồ trở nên đông nghịt.


Những người biểu tình mặc áo trắng, với logo màu xanh mang biểu tượng Tree Hugs, cùng với các biểu ngữ:


- ''Chúng tôi yêu cầu minh bạch việc chặt cây''
- ''Chặt hạ cây xanh là hủy hoại môi trường sống''
- ''Xử lý nghiêm những người đứng sau việc tàn sát cây''
- ''Tôi yêu cây xanh. Tôi yêu Hà Nội''...


Cuộc tuần hành diễn ra khoảng 2 tiếng trong không khí trật tự, ôn hòa. Mặc dù trước đó đã xảy ra một số hành động sách nhiễu của CA, tuy nhiên cuộc biểu tình vẫn có sự tham gia của rất nhiều gương mặt trẻ.



Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Căn nhà giản dị của cố thủ tướng Lý Quang Diệu


Căn nhà giản dị của cố thủ tướng Lý Quang Diệu



(Dân trí 29/3/2015) --- Rất ít người được đặt chân tới nơi ở riêng của vị lãnh đạo kiệt xuất Singapore. Một nhóm bạn của Tiến sỹ Lý Vỹ Linh - con gái cố Thủ tướng Lý Quang Diệu may mắn có cơ hội này và họ không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến chốn riêng tư đơn sơ, giản dị của ông.

Toàn cảnh phòng khách của căn nhà
Toàn cảnh phòng khách của căn nhà


Cách đây gần 5 năm, ngày 11/4/2010, Tiến sỹ Lý Vỹ Linh - con gái duy nhất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã mời một nhóm bạn về thăm nhà. Đó là ngôi nhà riêng số 38 nằm trên đường Oxley, nơi cách tuyến phố mua sắm sầm uất Orchard chỉ vài phút đi bộ. Tại đây, họ được tận mắt chứng kiến cuộc sống rất giản dị của “kiến trúc sư trưởng” làm nên Singapore hiện đại ngày nay.

Những vật dụng trong nhà đều rất giản dị
Những vật dụng trong nhà đều rất giản dị


Khi Tiến sỹ Lý Vỹ Linh giới thiệu phòng ngủ của cha mình, các vị khách nghe thấy tiếng ông Lý Quang Diệu đọc sách cho vợ ở phòng bên cạnh. Sau nhiều lần đột quỵ, bà Kha Ngọc Chi phải nằm liệt giường.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Đảng cộng sản Việt nam xài ngân sách quốc gia như thế nào?


Đảng cộng sản Việt nam xài ngân sách quốc gia như thế nào?


2015-03-26

03262015-how-vcp-spend-money.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh




Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Files photos     


Giữa tháng 3 năm 2015, lần đầu tiên trên trang mạng của Bộ Tài chính, người ta thấy được số tiền mà ngân sách quốc gia chi hàng năm cho Văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt nam. Ngay sau đó số liệu này được nhiều người đem ra so sánh với các khoản chi dành cho các bộ phận khác của bộ máy nhà nước, cũng như các trường đại học công lập. Sau đây là ý kiến một số nhà quan sát cũng như chuyên gia trong và ngoài nước được Kính Hòa ghi nhận về việc này.

Chi tiêu cao cho đảng và các mục tiêu chính trị

Trong buổi trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển IDS nói là việc minh bạch thông tin về chi tiêu lần này là một điều tốt. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn một nhà khoa học tại Úc, đồng thời rất quan tâm đến xã hội và chính trị trong nước cũng nói đó là một việc đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có nhận xét:

Nếu mình nhìn vô bốn văn phòng gọi là đầu não của cả nước là văn phòng chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ, và văn phòng đảng, thì một điều hết sức ngạc nhiên là văn phòng đảng chi tiêu nhiều nhất, tức là gần 2000 tỉ tức là gần một trăm triệu đô la. Trong khi văn phòng chủ tịch nước chỉ có hai trăm tỉ, tức là bằng 1/10. Còn văn phòng Quốc hội, và Chính phủ mình nghĩ cũng quan trọng lắm chứ, mà chi tiêu chỉ bằng phân nửa văn phòng của đảng. Tôi bèn tìm hiểu thêm cái số mà họ chi tiêu cho văn phòng đảng là cái gì. Thì một lần nữa tôi lại ngạc nhiên. Họ chi rất nhiều cho cái gọi là Cục quản trị A, tôi cũng không biết nó là cái gì. Nhưng một cơ quan được nhận khá nhiều tiền là Ban tuyên giáo. Riêng Ban này đã là 110 tỉ.”

Ông Đặng Như Lợi, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, từng làm việc ở Vụ tiền lương của Bộ Lao Động thì nói là số tiền được phân chia cao hay thấp là do số lượng công việc khác nhau, ông nói:

Nó phải chi theo luật ngân sách và khối lượng nhiệm vụ. Mà khối lượng nhiệm vụ thì mình không thể so sánh được. Ví dụ như là Văn phòng quốc hội thì cái gì cái gì đấy…. Mà khối lượng nhiệm vụ thì mình không biết, cho nên phải kiểm soát được tất cả những vấn đề ấy.”


“Nếu mình nhìn vô bốn văn phòng gọi là đầu
não của cả nước là văn phòng chủ tịch nước,
văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ, và
văn phòng đảng, thì một điều hết sức ngạc nhiên
là văn phòng đảng chi tiêu nhiều nhất, tức là gần
2000 tỉ tức là gần một trăm triệu đô la”
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn


Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhận xét rằng nếu số tiền cấp cho Văn phòng trung ương đảng cao quá như thế thì không hợp lý:

Tôi nghĩ rằng việc đó là hết sức không hợp lý. Việc ngân sách nhà nước hỗ trợ các đảng hoạt động là một tập quán tôi nghĩ là không lạ gì ở các nền dân chủ, bởi vì các đảng chính trị là các tổ chức hết sức cần thiết cho xã hội nhằm giúp người dân tạo nên chính kiến của mình, hoặc thông qua nó bày tỏ chính kiến bằng cách ủng hộ đảng này hay ủng hộ đảng kia. Cái đáng tiếc ở Việt nam chỉ có độc đảng là đảng cộng sản Việt nam, cái việc mà chi tiêu ngân sách cho đảng cộng sản Việt nam là một điều rất bức bách cần phải nói rõ, minh bạch hóa ra để người dân được biết.

Riêng văn phòng trung ương đảng đã như thế còn 61 văn phòng thành ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, rồi đến cấp xã, cấp thôn, thì không hiểu rằng người dân Việt nam này đóng bao nhiêu thuế để nuôi đảng cộng sản Việt nam. Và như thế thì đảng cộng sản Việt nam phải có trách nhiệm giải trình trước dân chúng.

Cái khoản chi mà chúng ta đang nói tới là cho văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt nam, chứ không phải là cho đảng cộng sản Việt nam nói chung. Một đảng như đảng cộng sản Việt nam thì nhà nước cũng cần tài trợ nhưng mà một phần thôi, còn chủ yếu là nó phải tự vận động cái tài trợ của nó, hoặc là nó phải lấy đảng phí của nó để hoạt động.”

Ông Đặng Như Lợi thì cho rằng vị trí của đảng cộng sản Việt nam hiện nay là một đặc thù của Việt nam:

Với một chính thể, cái chế độ chính trị của mỗi một nước nó hoàn toàn khác nhau. Đảng đây là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của cả dân tộc mà. Ngay trong điều lệ đã ghi như thế thì anh biết rằng là Việt nam mang tính đặc thù của nó.”


“Cái đáng tiếc ở Việt nam chỉ có độc đảng là
ĐCSVN, cái việc mà chi tiêu ngân sách cho
ĐCSVN là một điều rất bức bách cần phải nói
rõ...Riêng văn phòng TƯ đảng đã như thế còn
61 văn phòng thành ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, rồi đến
cấp xã, cấp thôn, thì không hiểu rằng người dân
Việt nam này đóng bao nhiêu thuế để nuôi ĐCSVN”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A

TS Trần Diệu Chân - Cuộc Cách Mạng Tử Tế


TS Trần Diệu Chân - Cuộc Cách Mạng Tử Tế

(The Kindness Revolution)


My-religion-is-very-simple.jpg

Chúng ta đã được biết đến các cuộc cách mạng chấm dứt độc tài, cộng sản bằng phương thức đấu tranh Bất Bạo Động qua những tên gọi rất ôn hòa, dễ thương như cuộc Cách Mạng Cam (Orange), CM Hoa Tulip, CM Nhung (Velvet), CM Hoa Hồng (Rose), CM Bách Hương (Cedar), CM Hoa Nhài (Jasmine). Những tên gọi này thường dựa trên biểu tượng mà người dân đã dùng khi xuống đường tranh đấu.
Tại Việt Nam, đã phát xuất một số đề nghị cho tên gọi cuộc đấu tranh Dân Chủ hiện nay là cuộc Cách Mạng Hoa Sen, CM Cây Xanh (khi chế độ cộng sản ra lệnh đốn 6.700 cây xanh tại Hà Nội và đang tạo phẫn nộ trên cả nước), và cũng có thể sẽ là cuộc CM Đồng Nai (qua vụ lấp sông Đồng Nai với nhiều di hại cho đất nước). Gom chung với những quan tâm của người dân về vụ khai thác Bô Xít, khai thác rừng đầu nguồn một cách bừa bãi đưa đến hệ quả lũ lụt ..., có thể Việt Nam sẽ có một cuộc Cách Mạng Môi Trường. Đó là những tên gọi dựa trên động lực bảo vệ đất nước từ những phẫn nộ tích lũy của người dân và được kích nổ bởi một quyết định sai lầm mới nhất nào đó của nhà nước cộng sản VN – như giọt nước cuối làm tràn ly nước “phẫn nộ”.  
Nhưng nhìn từ khía cạnh phương thức - được thôi thúc từ một động lực rất căn bản, tôi lại có một đề nghị khác cho cuộc cách mạng của dân tộc chúng ta. Đó là cuộc cách mạng Tử Tế (the Kindness Revolution) bật ra và dựa trên lòng tử tế để kêu gọi, để tranh đấu cho những thay đổi rốt ráo nhất trên đất nước.
Ý nghĩ này đã đến với tôi khi trông thấy hình ảnh đau đớn của một em bé ngồi khóc con chó của mình đã bị làm thịt, hình ảnh đau buồn của những cây cổ thụ bị đốn chặt không thương tiếc tại Hà Nội, lòng sông Đồng Nai bị lấp phủ một cách tàn bạo ... Đó mới chỉ là một số sự việc xảy ra trong vòng một tuần qua, còn biết bao nhiêu điều thương tâm xảy ra hàng ngày trên vùng đất quê hương ta hàng mấy chục năm dài. Cảnh những trẻ em nghèo phải đu dây hoặc chui vào bịch ny lông để vượt sông đi học, những túp lều lụp sụp của người dân bên cạnh những căn biệt thự to kềnh, sang trọng của những kẻ mệnh danh “nô bộc của dân” ... Nhiều lắm không kể xiết những đau thương và bất công mà đồng bào chúng ta đã và đang phải gánh chịu.
Việt Nam chắc chắn phải có một cuộc cách mạng để thay đổi tận gốc rễ hệ thống đang gieo rắc đau thương này. Bắt đầu từ mỗi chúng ta, hãy tâm niệm lòng tử tế qua những ứng xử hằng ngày:  
  • Tử tế với nhau bằng tình nghĩa đồng bào, bằng tình thương nhân loại.

  • Tử tế với thú vật vì chúng cũng biết đau đớn và sợ hãi như chúng ta, cũng biết cảm nhận và ước mong được đối xử tử tế.

  • Hãy tử tế với môi trường vì những tác hại khôn lường khi môi trường bị tàn phá; chúng ta không muốn để lại cho con cháu mình một giải đất xấu xí, tang thương, ngập lụt và nguy hiểm.

  • Dù làm ngành nghề gì đi nữa, chúng ta nhất định giữ lòng tử tế. Dù được lệnh gì đi chăng nữa, công an sẽ cương quyết không dùng những lời nặng nề hay thái độ thiếu tử tế đối với những người biểu tình ôn hòa vì yêu nước, những đoàn tưởng niệm các liệt sĩ anh hùng trong sự kính cẩn, trang nghiêm, và cương quyết sẽ không cướp đất của dân.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Hội nghị RightsCon về tự do ngôn luận và tự do internet


Hội nghị RightsCon về tự do ngôn luận và tự do internet



VRNs (27.03.2014) -Sài Gòn- Gần 500 tham dự viên của các tổ chức xã hội dân sự, các kỹ sư, các nhà hoạt động nhân quyền, các công ty phần mềm nổi tiếng trên thế giới và đại diện chính phủ của hơn 40 quốc gia đã nhóm họp tại  Manila, Philippines từ ngày 24-25/3 trong Hội Nghị RightsCon năm nay, nhằm cổ võ cho tự do Internet và tự do ngôn luận trong khu vực Đông Nam Á.


1


Mục đích của Hội nghị nhằm đưa ra những phương cách bảo vệ tự do ngôn luận và quyền sử dụng cho người dùng internet.

Hội nghị lần này do công ty Access đứng ra tổ chức chính và đồng tổ chức có công ty EngageMedia và Foundation Media Alternatives.

Trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số và xã hội dân sự đang phát triển, Hội Nghị RightsCon hướng đến các mục tiêu sau:

. Hướng dẫn và trợ giúp quyền cho những người sử dụng internet đặc biệt trong bối cảnh Đông Nam Á là vùng xã hội dân sự chưa phát triển cao, cách riêng tại Việt Nam.

. Hội nghị RightsCon tạo cơ hội cho các tổ chức dân sự bày tỏ ý kiến và chia sẻ câu chuyện của mình với các tham dự viên khác, nhờ đó thế giới biết rõ hơn tình hình về tự do ngôn luận trong đất nước của mình.

. Về phía các công ty phần mềm thế giới sẽ biết rõ hơn về những thách đố mà họ phải đối mặt, nhờ đó họ sẽ cải tiến những sản phẩm của mình để đáp ứng những nhu cầu cho người sử dụng.

. Các tổ chức nhân quyền và trợ giúp luật pháp hướng dẫn và hỗ trợ cho những nhà hoạt động dân sự trong khu vực của mình.

. Cuối cùng Hội Nghị đề ra các chiến lược hợp tác giữa các nhóm với nhau trong khu vực để hướng đến một xã hội dân chủ và bảo đảm quyền cho người sử dụng internet hơn .

Trong số tham dự viên đến từ Việt Nam có đại diện của tổ chức dân sự “Bầu Bí Tương Thân”; Hội Anh Em Dân Chủ và Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Ngoài ra trong nhóm người Việt lưu tâm đến tình hình tự do ngôn luận tại Việt Nam còn có đại diện của Việt Tân, đài RFA, Chân Trời Mới….

Trong gần 100 đề tài khác nhau liên quan đến tự do ngôn luận và tự do internet có phần trình bày của nhóm Việt Nam về đề tài “Dân Báo Việt Nam”. Trong phần này bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do, là người điều phối chính. Đại diện truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, Lm Giuse Trương Hoàng Vũ trình bày tổng quát về sứ mạng truyền thông của website: chuacuuthe.com. Sứ mạng loan báo Tin Mừng là sứ mạng ưu tiên của trang web này. Trong khi thi hành sứ mạng ấy, trang web liên đới với những hoạt động của xã hội dân sự và là tiếng nói vừa trung thực vừa đa chiều nhằm phát triển một xã hội lành mạnh, giúp phát  triển nhân quyền và tôn trọng phẩm giá con người. Tuy nhiên khó khăn mà trang web này đối mặt là người sử dụng rất khó truy cập để tiếp cận thông tin.

Ngoài ra tổ chức dân sự “Bầu Bí Tương Thân”, nhóm Anh em Dân Chủ cũng đã chia sẻ câu chuyện của mình về những khó khăn trong khi hoạt động. Ông David Kaye, Đặc Phái Viên Liên Hiệp Quốc về Tự Do Nhân Quyền có trụ sở chính tại Thụy sĩ đã lắng nghe và thấu hiểu về tình hình tự do nhân quyền tại VN, cũng như những khó khăn mà các anh em này đã gặp phải. Với tư cách là đặc phái viên LHQ về tự do nhân quyền, ông rất muốn đến VN để đàm phán với Chính Phủ VN về tự do nhân quyền nhưng phía VN chưa có lời mời chính thức.

Thượng viện Miến Điện cho sinh viên lập hội


Thượng viện Miến Điện cho sinh viên lập hội


Anh Vũ - RFI




media 
Hạ viện Miến Điện sẽ biểu quyết về luật cho sinh viên lập hội. REUTERS/Soe Zeya Tun



Ngày 26/3/2015, Thượng viện Miến Điện chấp thuận sửa đổi bộ luật giáo dục,  cho phép sinh viên lập hội. Đây có thể coi là thắng lợi quan trọng đầu tiên của phong trào đấu tranh sinh viên từ nhiều tháng nay phản đối bộ luật bị coi là phản dân chủ.
Thắng lợi ở nghị trường này diễn ra đúng một ngày sau khi tòa án Miến Điện quyết định trả tự do cho 20 sinh viên bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình đòi sửa đổi bộ luật luật giáo dục gây nhiều tranh cãi.

Sau khi được thông qua tại Thượng viện, luật giáo dục sửa đổi sẽ còn phải được Hạ viện biểu quyết thì mới chính thức có hiệu lực.

Cuối năm 2014, Miến Điện cho thông qua một bộ luật giáo dục gây nhiều tranh cãi bởi các điều khoản bị cho là bóp nghẹt quyền tự do và dân chủ trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có điều khoản cấm thành lập các tổ chức hội đoàn sinh viên. Chính từ đó đã dấy lên phong trào đấu tranh của sinh viên, nhen nhóm từ đầu năm nay, đòi sửa đổi luật.

Ban đầu các sinh viên tổ chức các cuộc đi bộ, sau đó phát triển thành các cuộc biểu tình đòi sửa đổi luật giáo dục. Hôm 10/03/2015, chính quyền đã thẳng tay trấn áp và bắt giữ hơn 100 sinh viên sau các cuộc xô xát bạo lực tại Letpadan.

Sinh viên Miến Điện từng làm lên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ với chính quyền quân sự trước đây. Năm 1988 sinh viên nước này đã tổ chức một phong trào biểu tình lớn trong cả nước nhưng ngay sau đó đã bị quân đội dập tắt một cách dã man.