Tang lễ lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il bắt đầu
Tuesday, December 20, 2011
Con trai kế nghiệp có “thiên mệnh”
PYONGYANG, North Korea (AP) -Thi hài lãnh tụ độc tài Bắc Hàn Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) vừa qua đời đã được đưa vào một quan tài bằng kính đặt tại một đài tưởng niệm hôm Thứ Ba, trong khi người dân khắp nước kéo đến tập trung ở các quảng trường kêu khóc bày tỏ sự thương tiếc.
Giới lãnh đạo Bắc Hàn viếng thi hài Kim Chính Nhật. Thời gian để tang sẽ kéo dài 11 ngày. (Hình: AP)
Hệ thống truyền thông nhà nước Bắc Hàn cũng gia tăng cường độ thần thánh hóa người con trai thứ ba được đưa lên kế vị ông Kim Chính Nhật, gọi người thanh niên mới ngoài 20 tuổi này là “có thiên mệnh.”
Điều này cho thấy việc kế vị trong triều đại cộng sản khép kín nhất thế giới này đang diễn ra như dự trù, Kim Jong Un—con trai nhỏ nhất của Kim Chính Nhật—đã cùng với các tướng lãnh cao cấp và thành phần lãnh đạo đảng Lao Động, đảng cầm quyền ở Bắc Hàn, đến viếng thi hài trong buổi lễ tổ chức ở Bình Nhưỡng (Pyongyang), theo tin từ cơ quan thông tấn nhà nước.
Người dân Bắc Hàn đang “trong nỗi đớn đau nhất trước sự ra đi của người cha nhân từ của quốc gia chúng tôi,” theo lời Ri Ho Il, một giảng viên tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Cách Mạng Hàn Quốc, cho báo chí hay.
Các ảnh chụp được loan tải trên truyền hình nhà nước cho thấy thi hài Kim Chính Nhật được đặt trong quan tài kính, phủ hoa đỏ, trên người đắp tấm mền đỏ, gối trắng.
Nhà nước Bắc Hàn cho hay Kim Chính Nhật đột ngột qua đời vì bệnh tim hôm Thứ Bảy tuần qua trong khi đang trong một chuyến đi kinh lý bằng xe lửa.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn hôm Thứ Ba hết lời ca tụng Kim Jong Un, người được coi là sẽ kế vị Kim Chính Nhật, bằng những từ ngữ hoa mỹ, đầy sự tôn kính, cho thấy ít ra là trong lúc này không có sự rối loạn nào trong tiến trình chuyển tiếp.
Thời gian để tang kéo dài 11 ngày cũng được loan báo, khắp nơi đều treo cờ rũ và các cửa hàng đóng cửa để người dân Bắc Hàn có cơ hội bày tỏ sự thương tiếc của họ.
Kim Chính Nhật được cho biết là qua đời ở tuổi 69, tuy nhiên có một số chuyên gia về Bắc Hàn bày tỏ sự nghi ngờ về ngày sinh và nơi sinh của ông ta.
Các giới chức Bắc Hàn cho hay sẽ không mời đại diện các quốc gia khác đến tham dự tang lễ và không cho có các hoạt động giải trí gì trong thời gian để tang.
Kim Chính Nhật cầm quyền được 17 năm sau khi lên kế nghiệp cha là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), người thành lập Cộng Sản Bắc Hàn qua đời vào năm 1994. (V.Giang)
****
Sáng sớm Thứ Hai, 19 tháng 12, Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA loan tin nhà lãnh đạo Kim Jong-il (Kim Chính Nhật đọc theo phiên âm Hán Việt) đã từ trần vì một cơn xung tim nặng trong lúc đang đi trên xe lửa trở về thủ đô Bình Nhưỡng sau một chuyến kinh lý ở vùng nông thôn.
Cái chết của Kim Jong-il, 69 tuổi, xảy ra từ hôm Thứ Bảy nhưng hai ngày sau mới được chính thức loan báo trên đài truyền hình nhà nước. Sự kiện này tuy bất ngờ nhưng không phải là ngạc nhiên vì Kim đau yếu từ lâu và mấy năm trước đã có nhiều tin đồn đại là ông sắp chết.
Năm 2008, Kim thoát khỏi cơn đột quỵ và sau đó trong một thời gian dài người ta không thấy mặt, nhưng sau đó ông ta dần dần xuất hiện trở lại ở những buổi lễ chính thức tuy vẫn còn có vẻ rất yếu đuối. Hai năm gần đây, sức khỏe của Kim dần dần hồi phục và đã có thể hoạt động bình thường kể cả ba lần qua thăm Trung Quốc vào tháng 5, tháng 8 năm 2010 và tháng 5 năm 2011. Cuối tháng 8 năm nay chuyến cuối cùng của Kim là qua vùng Viễn Ðông nước Nga gặp Tổng Thống Dmitri Medvedev.
Trong tất cả những chuyến xuất ngoại, Kim Jong-il đều đi bằng một đoàn xe lửa đặc biệt trên một toa bọc thép. Người ta nói Kim có tâm lý sợ cao độ, nhưng cũng có giải thích khác là nhà lãnh đạo độc tài bí ẩn và kín đáo nhất thế giới này lo ngại dễ bị ám sát nên không bao giờ lên máy bay. Nhưng người qua bộ máy tuyên truyền nhà nước, người dân Bắc Hàn vẫn tin là nhà lãnh đạo vĩ đại của họ có lúc đã lái máy bay chiến đấu phản lực. Chỉ một chi tiết nhỏ như thế cho hiểu là chế độ này đã đề cao, tạo ra rất nhiều những huyền thoại nhằm phục vụ sự tôn sùng cá nhân lãnh tụ như thế nào.
Cho nên, khi loan báo tin Kim từ trần, xướng ngôn viên truyền hình đã mặc đồ tang với một vẻ mặt đau buồn, và giọng nói nghẹn ngào tuy chưa tới mức khóc nức nở vì còn phải đọc đầy đủ bản tin cần thiết. Truyền hình Bắc Hàn sau đó cũng phát đi rất nhiều hình ảnh thể hiện sự bàng hoàng xúc động của dân chúng trước tin dữ, với những người dân thuộc các tầng lớp khác nhau, nhất là phụ nữ, sụt sùi khóc trước ống kính. Không nên khẳng định rằng tất cả những phản ứng như thế đều là giả tạo, ở một đất nước mà tâm lý quần chúng đã qua nhiều năm được đúc trong một thứ khuôn mẫu khác hẳn với thường tình mà mọi người hiểu.
Bà Nguyễn Thị Lợi, phu nhân ông Lê Quang Ba đại sứ Việt Nam và là chủ tịch Hội Phụ Nữ Ngoại Giao Ðoàn tại Bắc Hàn cũng đã diễn tả bằng một thứ phản ứng đã chịu ảnh hưởng của khuôn mẫu ấy. Qua phỏng vấn được BBC thuật lại, bà nói: “Tất cả người dân Triều Tiên hiện đang rất đau buồn, đâu đâu cũng thấy than khóc rất thương cảm.” Bà ca ngợi “những thành quả của nhân dân Triều Tiên” mà bà đã nhìn thấy tận mắt qua thời gian ở Bình Nhưỡng. Theo bà, “Dù kinh tế có khó khăn nhưng người dân hoàn toàn vô tư. Tình hình Triều Tiên vẫn phát triển tốt, người dân lạc quan tin tưởng vào sự lãnh đạo của chủ tịch Kim Jong-il” và “tin rằng sẽ không có biến động gì lớn.”
Có lẽ qua phỏng vấn của BBC, dù không hẳn có vai trò trách nhiệm của một nhà ngoại giao, bà Lợi đã có những phát biểu vượt quá sự thận trọng và đi quá xa. Còn tại Việt Nam, phản ứng về cái chết của Kim Jong-il chỉ giới hạn trong một chừng mực vừa đủ cần thiết, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN gởi điện thư phân ưu, giống như Trung Quốc hay một số nước trong khu vực kể cả Philippines. Truyền thông và báo chí Việt Nam trình bày một cách khách quan và dẫn theo các thông tấn xã ngoại quốc, chưa có bình luận gì. Cũng nên nhớ là năm 1979 khi Việt Nam đem quân sang Cambodia, Kim Jong-il đứng về phía Trung Quốc ủng hộ Pol Pot và bang giao Việt Nam-Bắc Hàn giảm sút thân thiện từ đó. Thêm nữa thực tế Việt Nam đã có quan hệ kinh tế trên nhiều lãnh vực với Nam Hàn, còn Bắc Hàn chỉ là một nước nghèo không phải là một đối tác có tầm quan trọng đáng kể.
Kim Jong-il từ khi tiếp nhận quyền lực tối cao từ ông bố, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) chết năm 1994, vẫn luôn luôn là một trong những nhà lãnh đạo được chú ý vào bậc nhất trên thế giới vì những chủ trương bí ẩn và đường hướng khó dự đoán. Cho đến lúc chết, những chi tiết về đời tư của Kim Jong-il cũng không ai biết rõ. Bộ máy tuyên truyền nhà nước Bắc Hàn mô tả ông đã chào đời trong một căn nhà gỗ ở căn cứ quân sự bí mật trên dãy núi Baekdu năm 1942 vào thời gian kháng chiến chống thực dân Nhật và đúng thời điểm ấy “trên bầu trời xuất hiện một cầu vồng đôi cùng một ngôi sao rực sáng.” Nhưng theo tài liệu của Nga thì Kim sanh năm 1941 tại một ngôi làng gần thành phố Khabarovsk miền Viễn Ðông nơi Kim Nhật Thành đang nhận được sự trợ giúp của Hồng Quân Liên Xô. Thời niên thiếu khi chiến tranh Triều Tiên, Kim hầu hết sống tại Trung Quốc. Ðến khi trưởng thành, Kim dần dần được ông bố chuẩn bị để sẽ là người nắm quyền lãnh đạo và năm 1980 được bầu vào Ủy Ban Trung Ương đảng Lao Ðộng (tên của đảng Cộng Sản) Triều Tiên.
Trước khi trở thành lãnh tụ độc tôn, Kim đã chứng tỏ lập trường cứng rắn và chủ trương quyết liệt tàn bạo hơn cả ông bố. Nam Hàn tố giác Kim là người đã chủ mưu vụ đặt bom sát hại 17 viên chức trong phái đoàn Nam Hàn đến thăm Miến Ðiện năm 1983. Tới 1987, một chuyến bay của công ty hàng không Nam Hàn Korean Air bị nổ bom làm tử nạn 115 người và một điệp viên Bắc Hàn sau này thú nhận đã làm theo lệnh của Kim.
Kim Jong-il nối nghiệp lãnh đạo Bắc Hàn khi cha qua đời năm 1994 vào một giai đoạn khó khăn khi nước đồng minh bảo trợ và đối tác thương mại chính là Liên Xô đã sụp đổ. Kim tiếp tục theo đuổi một chính sách sai lầm tập trung mọi nỗ lực vào phát triển quân sự và vũ khí, nhưng kỹ nghệ Bắc Hàn đình trệ và nông nghiệp thất bại vì thiên tai liên tiếp mấy năm khiến Bắc Hàn lâm vào tình hình thiếu lương thực và nạn đói trầm trọng. Chính vào thời kỳ ấy, Kim đã có một số bước tiến lịch sử trong việc cải thiện quan hệ với Nam Hàn, trong đó có cuộc họp thượng đỉnh tháng 6 năm 2000 với Tổng Thống Kim Dae-jung (Kim Ðại Trọng), hai phái đoàn thể thao Nam-Bắc Hàn diễn hành chung ở Thế Vận Hội Sydney và cho phép một số thường dân hai miền gặp gỡ trong các chuyến về thăm quê cũ.
Nhưng rồi Bắc Hàn vẫn tiếp tục duy trì một chế độ khép kín, không có tiến bộ trong những cải cách để hy vọng đi tới thống nhất đất nước. Các quan sát vên quốc tế tin rằng để củng cố và duy trì quyền lực của giới lãnh đạo mà Kim là đại lãnh tụ độc tôn, mỗi khi lo ngại có thể gặp tình thế phức tạp, Bắc Hàn tìm cách tạo khó khăn bằng những hành động gây căng thẳng với Nam Hàn và quốc tế. Bắc Hàn đã nhiều lần phóng thử hỏa tiễn, hai lần nổ thí nghiệm nguyên tử, đánh chìm chiến hạm và pháo kích lên một đảo của Nam Hàn. Cuộc đàm phán về phát triển vũ khí nguyên tử giữa 6 bên - Hoa Kỳ, Nga, Âu Châu, Trung Quốc, Nam-Bắc Hàn - chưa đi đến kết luận cụ thể và hiện nay còn đang đình trệ. Là một quốc gia gần như cô lập với phần lớn thế giới, Bắc Hàn hầu như chỉ thực sự tìm được một đồng minh duy nhất là Trung Quốc.
Những thông tin về đời tư của “Lãnh tụ tối cao” hay “Lãnh tụ kính mến” Kim Jong-il rất hiếm hoi. Tuy nhiên người ta biết rằng ông có một cuộc sống vô cùng xa hoa trong lúc đa số dân chúng đói khổ. Biệt điện của ông ở trong một khu dành riêng cho giới lãnh đạo, có vườn hoa, hồ bơi và đủ những tiện nghi sang trọng khác. Ông xuất hiện ở những cuộc diễn binh vĩ đại, diễn hành quần chúng, trong những cuộc tập họp hàng trăm ngàn người ở một sân vận động xây dựng lớn hơn cả sân vận động chính của Thế Vận Hội Bắc Kinh, các buổi văn nghệ, thể thao đồng diễn... Mắc nhiều chứng bệnh từ tim, tiểu đường tới suy thận nhưng Kim lại là người thích ăn ngon trong những bữa tiệc kéo dài có thể suốt đêm. Trên xe lửa đi Nga, ông vẫn đòi hỏi có món tôm hùm tươi mỗi ngày và ăn trong chén bát muỗng đũa bằng bạc.
Sự lãnh đạo đất nước tập trung ở một số người thân tín trong đó có nhiều thành viên thuộc gia đình Kim. Chị gái của Kim Jong-il là Kim Kyong-hu và chồng Jang Song-thaek được coi như lãnh đạo thứ nhì của Bắc Hàn. Người ta tin rằng hai người này có vai trò trọng yếu bảo đảm cho việc nắm giữ quyền lực của Kim Jong-un (Kim Chính Vân), con trai út mới 28 tuổi vừa được phong cấp đại tướng năm ngoái. Kim Jong-il có ba con trai nhưng không tín nhiệm hai người con lớn mà lại chọn con út để kế vị, sự kiên này cũng có thể đưa đến nhiều bất ngờ sau này.
Vả lại theo nhận định của các quan sát viên quốc tế, Kim Jong-un chưa có đủ thời gian chuẩn bị vào vị trí, dù rằng trong hai năm cuối cuộc đời, Kim Jong-il đã cố gắng tạo điều kiện cho người kế nhiệm mình. Những tài liệu về Kim Jong-il nói ông ta có 4 đời vợ, có chỗ nói là 5, và Jong-il là con trai thứ hai của bà vợ thứ ba. Fujimoto, người đầu bếp Nhật cũ của Kim Jong-il nói rằng Jong-un giống bố từ khuôn mặt, bộ dạng đến tính tình. Tuy vậy cho đến bây giờ chưa một ai có thể dự đoán tương lai Bắc Hàn sau Kim Jong-il sẽ ra sao. Có thể là Kim Jong-un đủ khả năng và ý chí tiếp tục con đường cũ, có thể Kim Jong-un sẽ là người cải cách - cả hai điều này nhiều người hoài nghi - hay có thể một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ sẽ xảy ra và không biết Bắc Hàn sẽ đi về đâu.
Dù sao trong bối cảnh của trào lưu tự do dân chủ ở thời đại này, người ta vẫn có thể hy vọng là chế độ Bắc Hàn không thể nào tồn tại như cũ. Mặt khác nếu so sánh với Nam Hàn, có dân số gấp đôi, tổng sản lượng quốc dân gấp 50 lần, đây có thể là thời cơ để Bắc Hàn tìm con đường tiến tới thống nhất đất nước sau hơn 60 năm phân cắt. (HC)
Người Việt Online
Nhà nước Bắc Hàn cho hay Kim Chính Nhật đột ngột qua đời vì bệnh tim hôm Thứ Bảy tuần qua trong khi đang trong một chuyến đi kinh lý bằng xe lửa.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn hôm Thứ Ba hết lời ca tụng Kim Jong Un, người được coi là sẽ kế vị Kim Chính Nhật, bằng những từ ngữ hoa mỹ, đầy sự tôn kính, cho thấy ít ra là trong lúc này không có sự rối loạn nào trong tiến trình chuyển tiếp.
Thời gian để tang kéo dài 11 ngày cũng được loan báo, khắp nơi đều treo cờ rũ và các cửa hàng đóng cửa để người dân Bắc Hàn có cơ hội bày tỏ sự thương tiếc của họ.
Kim Chính Nhật được cho biết là qua đời ở tuổi 69, tuy nhiên có một số chuyên gia về Bắc Hàn bày tỏ sự nghi ngờ về ngày sinh và nơi sinh của ông ta.
Các giới chức Bắc Hàn cho hay sẽ không mời đại diện các quốc gia khác đến tham dự tang lễ và không cho có các hoạt động giải trí gì trong thời gian để tang.
Kim Chính Nhật cầm quyền được 17 năm sau khi lên kế nghiệp cha là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), người thành lập Cộng Sản Bắc Hàn qua đời vào năm 1994. (V.Giang)
****
Bắc Hàn sau sự ra đi của ‘Lãnh Tụ Kính Yêu’
Hà Tường Cát/Người Việt
(Tổng hợp)
Sáng sớm Thứ Hai, 19 tháng 12, Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA loan tin nhà lãnh đạo Kim Jong-il (Kim Chính Nhật đọc theo phiên âm Hán Việt) đã từ trần vì một cơn xung tim nặng trong lúc đang đi trên xe lửa trở về thủ đô Bình Nhưỡng sau một chuyến kinh lý ở vùng nông thôn.
Kim Jong-il trong một chuyến đến thăm một nhà máy ở Bắc Hàn, tháng 5, 2011.
(Hình: AFP/Getty Images)
Cái chết của Kim Jong-il, 69 tuổi, xảy ra từ hôm Thứ Bảy nhưng hai ngày sau mới được chính thức loan báo trên đài truyền hình nhà nước. Sự kiện này tuy bất ngờ nhưng không phải là ngạc nhiên vì Kim đau yếu từ lâu và mấy năm trước đã có nhiều tin đồn đại là ông sắp chết.
Năm 2008, Kim thoát khỏi cơn đột quỵ và sau đó trong một thời gian dài người ta không thấy mặt, nhưng sau đó ông ta dần dần xuất hiện trở lại ở những buổi lễ chính thức tuy vẫn còn có vẻ rất yếu đuối. Hai năm gần đây, sức khỏe của Kim dần dần hồi phục và đã có thể hoạt động bình thường kể cả ba lần qua thăm Trung Quốc vào tháng 5, tháng 8 năm 2010 và tháng 5 năm 2011. Cuối tháng 8 năm nay chuyến cuối cùng của Kim là qua vùng Viễn Ðông nước Nga gặp Tổng Thống Dmitri Medvedev.
Trong tất cả những chuyến xuất ngoại, Kim Jong-il đều đi bằng một đoàn xe lửa đặc biệt trên một toa bọc thép. Người ta nói Kim có tâm lý sợ cao độ, nhưng cũng có giải thích khác là nhà lãnh đạo độc tài bí ẩn và kín đáo nhất thế giới này lo ngại dễ bị ám sát nên không bao giờ lên máy bay. Nhưng người qua bộ máy tuyên truyền nhà nước, người dân Bắc Hàn vẫn tin là nhà lãnh đạo vĩ đại của họ có lúc đã lái máy bay chiến đấu phản lực. Chỉ một chi tiết nhỏ như thế cho hiểu là chế độ này đã đề cao, tạo ra rất nhiều những huyền thoại nhằm phục vụ sự tôn sùng cá nhân lãnh tụ như thế nào.
Cho nên, khi loan báo tin Kim từ trần, xướng ngôn viên truyền hình đã mặc đồ tang với một vẻ mặt đau buồn, và giọng nói nghẹn ngào tuy chưa tới mức khóc nức nở vì còn phải đọc đầy đủ bản tin cần thiết. Truyền hình Bắc Hàn sau đó cũng phát đi rất nhiều hình ảnh thể hiện sự bàng hoàng xúc động của dân chúng trước tin dữ, với những người dân thuộc các tầng lớp khác nhau, nhất là phụ nữ, sụt sùi khóc trước ống kính. Không nên khẳng định rằng tất cả những phản ứng như thế đều là giả tạo, ở một đất nước mà tâm lý quần chúng đã qua nhiều năm được đúc trong một thứ khuôn mẫu khác hẳn với thường tình mà mọi người hiểu.
Bà Nguyễn Thị Lợi, phu nhân ông Lê Quang Ba đại sứ Việt Nam và là chủ tịch Hội Phụ Nữ Ngoại Giao Ðoàn tại Bắc Hàn cũng đã diễn tả bằng một thứ phản ứng đã chịu ảnh hưởng của khuôn mẫu ấy. Qua phỏng vấn được BBC thuật lại, bà nói: “Tất cả người dân Triều Tiên hiện đang rất đau buồn, đâu đâu cũng thấy than khóc rất thương cảm.” Bà ca ngợi “những thành quả của nhân dân Triều Tiên” mà bà đã nhìn thấy tận mắt qua thời gian ở Bình Nhưỡng. Theo bà, “Dù kinh tế có khó khăn nhưng người dân hoàn toàn vô tư. Tình hình Triều Tiên vẫn phát triển tốt, người dân lạc quan tin tưởng vào sự lãnh đạo của chủ tịch Kim Jong-il” và “tin rằng sẽ không có biến động gì lớn.”
Có lẽ qua phỏng vấn của BBC, dù không hẳn có vai trò trách nhiệm của một nhà ngoại giao, bà Lợi đã có những phát biểu vượt quá sự thận trọng và đi quá xa. Còn tại Việt Nam, phản ứng về cái chết của Kim Jong-il chỉ giới hạn trong một chừng mực vừa đủ cần thiết, Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN gởi điện thư phân ưu, giống như Trung Quốc hay một số nước trong khu vực kể cả Philippines. Truyền thông và báo chí Việt Nam trình bày một cách khách quan và dẫn theo các thông tấn xã ngoại quốc, chưa có bình luận gì. Cũng nên nhớ là năm 1979 khi Việt Nam đem quân sang Cambodia, Kim Jong-il đứng về phía Trung Quốc ủng hộ Pol Pot và bang giao Việt Nam-Bắc Hàn giảm sút thân thiện từ đó. Thêm nữa thực tế Việt Nam đã có quan hệ kinh tế trên nhiều lãnh vực với Nam Hàn, còn Bắc Hàn chỉ là một nước nghèo không phải là một đối tác có tầm quan trọng đáng kể.
Kim Jong-il từ khi tiếp nhận quyền lực tối cao từ ông bố, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) chết năm 1994, vẫn luôn luôn là một trong những nhà lãnh đạo được chú ý vào bậc nhất trên thế giới vì những chủ trương bí ẩn và đường hướng khó dự đoán. Cho đến lúc chết, những chi tiết về đời tư của Kim Jong-il cũng không ai biết rõ. Bộ máy tuyên truyền nhà nước Bắc Hàn mô tả ông đã chào đời trong một căn nhà gỗ ở căn cứ quân sự bí mật trên dãy núi Baekdu năm 1942 vào thời gian kháng chiến chống thực dân Nhật và đúng thời điểm ấy “trên bầu trời xuất hiện một cầu vồng đôi cùng một ngôi sao rực sáng.” Nhưng theo tài liệu của Nga thì Kim sanh năm 1941 tại một ngôi làng gần thành phố Khabarovsk miền Viễn Ðông nơi Kim Nhật Thành đang nhận được sự trợ giúp của Hồng Quân Liên Xô. Thời niên thiếu khi chiến tranh Triều Tiên, Kim hầu hết sống tại Trung Quốc. Ðến khi trưởng thành, Kim dần dần được ông bố chuẩn bị để sẽ là người nắm quyền lãnh đạo và năm 1980 được bầu vào Ủy Ban Trung Ương đảng Lao Ðộng (tên của đảng Cộng Sản) Triều Tiên.
Trước khi trở thành lãnh tụ độc tôn, Kim đã chứng tỏ lập trường cứng rắn và chủ trương quyết liệt tàn bạo hơn cả ông bố. Nam Hàn tố giác Kim là người đã chủ mưu vụ đặt bom sát hại 17 viên chức trong phái đoàn Nam Hàn đến thăm Miến Ðiện năm 1983. Tới 1987, một chuyến bay của công ty hàng không Nam Hàn Korean Air bị nổ bom làm tử nạn 115 người và một điệp viên Bắc Hàn sau này thú nhận đã làm theo lệnh của Kim.
Kim Jong-il nối nghiệp lãnh đạo Bắc Hàn khi cha qua đời năm 1994 vào một giai đoạn khó khăn khi nước đồng minh bảo trợ và đối tác thương mại chính là Liên Xô đã sụp đổ. Kim tiếp tục theo đuổi một chính sách sai lầm tập trung mọi nỗ lực vào phát triển quân sự và vũ khí, nhưng kỹ nghệ Bắc Hàn đình trệ và nông nghiệp thất bại vì thiên tai liên tiếp mấy năm khiến Bắc Hàn lâm vào tình hình thiếu lương thực và nạn đói trầm trọng. Chính vào thời kỳ ấy, Kim đã có một số bước tiến lịch sử trong việc cải thiện quan hệ với Nam Hàn, trong đó có cuộc họp thượng đỉnh tháng 6 năm 2000 với Tổng Thống Kim Dae-jung (Kim Ðại Trọng), hai phái đoàn thể thao Nam-Bắc Hàn diễn hành chung ở Thế Vận Hội Sydney và cho phép một số thường dân hai miền gặp gỡ trong các chuyến về thăm quê cũ.
Nhưng rồi Bắc Hàn vẫn tiếp tục duy trì một chế độ khép kín, không có tiến bộ trong những cải cách để hy vọng đi tới thống nhất đất nước. Các quan sát vên quốc tế tin rằng để củng cố và duy trì quyền lực của giới lãnh đạo mà Kim là đại lãnh tụ độc tôn, mỗi khi lo ngại có thể gặp tình thế phức tạp, Bắc Hàn tìm cách tạo khó khăn bằng những hành động gây căng thẳng với Nam Hàn và quốc tế. Bắc Hàn đã nhiều lần phóng thử hỏa tiễn, hai lần nổ thí nghiệm nguyên tử, đánh chìm chiến hạm và pháo kích lên một đảo của Nam Hàn. Cuộc đàm phán về phát triển vũ khí nguyên tử giữa 6 bên - Hoa Kỳ, Nga, Âu Châu, Trung Quốc, Nam-Bắc Hàn - chưa đi đến kết luận cụ thể và hiện nay còn đang đình trệ. Là một quốc gia gần như cô lập với phần lớn thế giới, Bắc Hàn hầu như chỉ thực sự tìm được một đồng minh duy nhất là Trung Quốc.
Những thông tin về đời tư của “Lãnh tụ tối cao” hay “Lãnh tụ kính mến” Kim Jong-il rất hiếm hoi. Tuy nhiên người ta biết rằng ông có một cuộc sống vô cùng xa hoa trong lúc đa số dân chúng đói khổ. Biệt điện của ông ở trong một khu dành riêng cho giới lãnh đạo, có vườn hoa, hồ bơi và đủ những tiện nghi sang trọng khác. Ông xuất hiện ở những cuộc diễn binh vĩ đại, diễn hành quần chúng, trong những cuộc tập họp hàng trăm ngàn người ở một sân vận động xây dựng lớn hơn cả sân vận động chính của Thế Vận Hội Bắc Kinh, các buổi văn nghệ, thể thao đồng diễn... Mắc nhiều chứng bệnh từ tim, tiểu đường tới suy thận nhưng Kim lại là người thích ăn ngon trong những bữa tiệc kéo dài có thể suốt đêm. Trên xe lửa đi Nga, ông vẫn đòi hỏi có món tôm hùm tươi mỗi ngày và ăn trong chén bát muỗng đũa bằng bạc.
Sự lãnh đạo đất nước tập trung ở một số người thân tín trong đó có nhiều thành viên thuộc gia đình Kim. Chị gái của Kim Jong-il là Kim Kyong-hu và chồng Jang Song-thaek được coi như lãnh đạo thứ nhì của Bắc Hàn. Người ta tin rằng hai người này có vai trò trọng yếu bảo đảm cho việc nắm giữ quyền lực của Kim Jong-un (Kim Chính Vân), con trai út mới 28 tuổi vừa được phong cấp đại tướng năm ngoái. Kim Jong-il có ba con trai nhưng không tín nhiệm hai người con lớn mà lại chọn con út để kế vị, sự kiên này cũng có thể đưa đến nhiều bất ngờ sau này.
Vả lại theo nhận định của các quan sát viên quốc tế, Kim Jong-un chưa có đủ thời gian chuẩn bị vào vị trí, dù rằng trong hai năm cuối cuộc đời, Kim Jong-il đã cố gắng tạo điều kiện cho người kế nhiệm mình. Những tài liệu về Kim Jong-il nói ông ta có 4 đời vợ, có chỗ nói là 5, và Jong-il là con trai thứ hai của bà vợ thứ ba. Fujimoto, người đầu bếp Nhật cũ của Kim Jong-il nói rằng Jong-un giống bố từ khuôn mặt, bộ dạng đến tính tình. Tuy vậy cho đến bây giờ chưa một ai có thể dự đoán tương lai Bắc Hàn sau Kim Jong-il sẽ ra sao. Có thể là Kim Jong-un đủ khả năng và ý chí tiếp tục con đường cũ, có thể Kim Jong-un sẽ là người cải cách - cả hai điều này nhiều người hoài nghi - hay có thể một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ sẽ xảy ra và không biết Bắc Hàn sẽ đi về đâu.
Dù sao trong bối cảnh của trào lưu tự do dân chủ ở thời đại này, người ta vẫn có thể hy vọng là chế độ Bắc Hàn không thể nào tồn tại như cũ. Mặt khác nếu so sánh với Nam Hàn, có dân số gấp đôi, tổng sản lượng quốc dân gấp 50 lần, đây có thể là thời cơ để Bắc Hàn tìm con đường tiến tới thống nhất đất nước sau hơn 60 năm phân cắt. (HC)
Người Việt Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét