Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

NHÂN NGÀY 2 THÁNG 9 - KỂ LẠI CHUYỆN TƯỞNG NHƯ ĐÙA - HỎA THIÊU XÁC ƯỚP, AN DÂN CHỐNG TÀU KHỰA: CẬU BẢY HIẾN KẾ !






NHÂN NGÀY 2 THÁNG 9 - KỂ LẠI CHUYỆN TƯỞNG NHƯ ĐÙA - HỎA THIÊU XÁC ƯỚP, AN DÂN CHỐNG TÀU KHỰA: CẬU BẢY HIẾN KẾ !


Caubay

Truyện ngắn




Đây lại nói việc về Cậu Bảy nghe lời vợ xúi về du thuyết Ba đình, dụng kế khích tướng chúa đảng Ba đình là Tày Mạnh Đức để kéo nước Việt ra khỏi quỹ đạo của Tàu. Mạnh Đức vì thù cha mà hạ quyết tâm một lòng nghe lời Cậu Bảy, mới dâng ly rượu bái sư mà vấn kế:


- Kính thưa Cậu, nước Tàu lớn, nước ta nhỏ, nay nó còn tiến bộ hơn ta bội phần, vậy làm sao đương cự?


Cậu Bảy đưa tay nâng ly rượu uống một hơi cạn sạch, khà một tiếng rồi hỏi rất bâng quơ:


- Ông Bí hồi nhỏ có hay đánh lộn với mấy thằng du côn trong xóm không?






- Dạ cũng có.


- Muốn đánh lộn cho thắng thì cần điều gì?


- Thân thể phải khỏe mạnh, cường tráng thì mới nói chuyện đấm đá gì được.


- Còn gì nữa?


- Nếu có võ thì dễ ăn hơn.


- Gì nữa?


- Nếu có dao phay cho bén lận lưng thì càng chắc nữa.


- Gì nữa?


- Tôi thấy nhiêu đó cũng đủ chơi rồi, đâu cần gì nữa!


Cậu Bảy khen rằng:


- Ông Bí giỏi đó, nhưng còn thiếu một điều tối quan trọng. Việc nước ta cự với Tàu suy cho cùng cũng như ta có thằng hàng xóm to con mà lại du côn vậy. Để tôi giảng sơ sơ như vầy:



Thân thể cường tráng, máu huyết lưu thông điều hòa, ấy cũng như tiềm lực của xã hội, giao thông thuận tiện, hàng hóa luân lưu, kinh tế phát triển. Mỗi một người dân là một tế bào trong cái cơ thể ấy. Tế bào khỏe mạnh tức là cái sức khỏe của người dân, đủ ăn, đủ mặc, có cuộc sống sung túc, lành mạnh, không rượu chè, ma túy...


Có võ nghệ tinh thông cũng như biết cái thế, tìm cái thế mạnh của ta, cái thế yếu của địch; khi tiến khi thối, cụ thể phải biết liên kết với các nước khác mà làm thế ỷ dốc. Lại phải làm rõ cái chính nghĩa của ta, phơi bày cái phi nghĩa của chúng để cả thế giới biết. Mà muốn cho thế giới tin ta thì ta phải tỏ ra là thằng đàng hoàng, biết trọng nhơn nghĩa, biết giữ lời đã hứa. Không ai muốn chơi với thằng tráo trở lưu manh, nuốt lời hứa xoành xoạch cả.


Có dao phay cho bén tức là có vũ khí tối tân, khoa học kỹ thuật phải tiên tiến. Muốn vậy phải tận dụng nhân tài, đầu tư vào chất xám.


Mạnh Đức xem chừng cũng sáng dạ, nghe một lần đã hiểu nên thưa rằng:


- Cậu Bảy rất có khiếu dạy kèm, giảng nghe rất dễ hiểu. Nhưng hồi nãy Cậu có nhắc tới điều quan trọng nhứt, đó là điều gì?


Cậu Bảy đưa mắt nhìn quanh mấy câu khẩu hiệu treo dày đặc trên tường, rồi nói:


- Ông Bí có nhớ lời lịnh nghiêm khi xưa chăng?


- Thân phụ tôi nói nhiều lắm làm sao nhớ cho hết.


- Ừ nhỉ! Thói đời nói phét thì hay quên, lịnh nghiêm chưa chắc đã nhớ thì ông Bí không nhớ cũng không có gì đáng trách. Để tôi nhắc cho:


"Dễ trăm lần không dân cũng chịu.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong"


Cái điều quan trọng nhất là cái lòng dân đó. Dân có đoàn kết một lòng thì ngoại bang mới không dám hó hé. Đó là lịnh nghiêm mượn cái ý "dân vi quý" của ông Mạnh Tử hơn hai ngàn năm trước chớ có gì mới mẻ đâu. Tự ngàn xưa, các đạo quân xâm lăng trước khi đi đến đâu thì đều dòm cái dân tình xứ đó trước hết.


Mạnh Đức đưa tay lên gãi đầu, thanh minh:


- Cậu Bảy nên coi lại kẻo oan cho tôi, ở nước mình cái gì mà không có dân. Từ quân đội nhân dân, công an nhân dân, báo nhân dân, chứng minh nhân dân... chớ đâu có tệ như ở Mỹ, nó chỉ có mỗi một tờ tạp chí "People" bàn ba cái chuyện tào lao. Theo tôi nghĩ lỗi chính cũng tại... dân mình cứng đầu, nói không nghe, chớ Đảng thì đã hết lòng lãnh đạo, laị rất kiên trì. Chắc Cậu cũng thấy xưa nay các đồng chí lãnh đạo của đảng ta dù già gần chết mà vẫn một lòng hy sinh phục vụ. Qua 60 năm cầm quyền, kinh nghiệm cho thấy cái gì của dân cũng dễ lấy, duy có cái lòng dân thì thật khó, không biết tại sao?

- Dân mình bị lừa đã lâu nay như chim sợ cành cong, các ông nói một đàng làm một nẻo thì còn ai tin nữa. Nếu cứ theo cái đà này thì muốn lấy lòng dân chỉ có nước mổ bụng họ mà thôi.


- Căng nhỉ! Thế Cậu Bảy có cao kiến gì chăng?


- Nếu như lần này ông Bí thật lòng muốn lấy lại niềm tin của dân thì tôi cho cái cẩm nang, cứ thế mà làm theo.


- Cẩm nang ấy ra sao, có khó nhớ không?


- Cũng dễ. Đó là "Nờ và Lờ - trước xuôi sau ngược."


- Đừng nói tục nghe Cậu Bảy.


- Đâu có. Nờ và Lờ là nói và làm phải đi đôi.


- Còn thế nào là trước xuôi sau ngược?


- Trước xuôi là trước đây nói gì thì nay làm xuôi y những gì đã nói, bỏ tật nói láo. Sau nguợc là từ nay về sau làm ngược lại với những gì xưa nay đã làm.


- Tôi hơi chậm hiểu, mong Cậu triển khai thêm?


- Nó rõ như ban ngày mà sao ông Bí còn hỏi. Nhưng thôi để tôi nói toạc ra cho rồi. Xưa nay các ông nói rất hay. Nào độc lập, dân chủ, tự do hạnh phúc...mà toàn nói phét. Hãy ôn lại từ hồi đảng Cộng sản nắm quyền, các ông chưa bao giờ làm được một điều trong các điều nói trên. Các ông chỉ nhắm mắt đi theo con đường mà quan thầy bên Nga, bên Tàu đã chọn, bất kể đúng sai, chẳng màng đến ý dân. Nghe nó địt cũng dạ! Hết ám sát, khủng bố, xách động đấu tố, rồi khởi xướng chiến tranh, báo thù, cướp tài sản, xô dân xuống biển, đẩy dân lên rừng... Dân ta không có một ngày thanh bình an nghỉ. Tội ác này chồng lên tội ác khác.


- Dạ. Cậu Bảy mắng cũng phải. Tôi cũng đà biết lỗi, dù sao tụi tôi cũng là con người... Ngặt bây giờ tôi có ăn năn hối cải mà nói thiệt dân họ cũng không tin thì biết làm sao?


- Thì mình phải làm những việc cụ thể cho người ta thấy.


- Thế nào là cụ thể, xin cho thí dụ


- Nhiều lắm. Để tôi nói vài điểm chính theo thứ tự thời gian cho dễ nhớ.


Thứ nhất hãy bắt đầu từ Cách mạng mùa thu 1945. Ấy là công của toàn dân, của mọi đảng phái, tôn giáo, mọi thành phần xã hội, không riêng gì của đảng Cộng sản, vậy thì hãy trả cái công ấy lại cho toàn dân bằng cách công khai thừa nhận sự thật. Công tội phải cho rõ ràng. Điều gì Cộng sản sai thì thành khẩn thú nhận. Điều gì các thành phần, đảng phái khác đúng thì nên ghi ơn, đừng bôi nhọ, cướp công kẻ khác.


Thứ hai là xin tạ tội cùng nạn nhân của vụ Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm. Truy nguyên con cháu của họ mà đền bù thiệt hại rồi lựa ngày lành mà lập đàn cầu siêu cho kẻ quá cố.


Thứ ba là phải thành khẩn tạ tội cùng đồng bào hai miền Nam Bắc về tội ác chiến tranh vừa qua. Đền bù, an ủi gia đình nạn nhân, không được phân biệt bên này bên kia. Đã là người chết thì đều là tử sĩ, nên lập nghĩa trang thờ phung như nhau. Tới Huế lập đàn cầu siêu đồng bào nạn nhân vụ Mậu Thân. Kẻ nào có tội thảm sát dân lành thì nên xét xử nghiêm minh. Các thương phế binh hai miền đều được chu cấp đồng đều vì đó là tiền thuế của nhân dân.


Thư tư là trả lại tài sản của đồng bào miền Nam bị chiếm đoạt sau năm 75. Đặc biệt là thu thập danh sách thuyền nhân bị nạn mà cầu siêu, lập đài tưởng niệm. Xin chính phủ Thái, Mã lai, Nam dương, Phi cho lập đài tưởng niệm thuyền nhân và đích thân ông Bí nên đến đó mà tạ tội cùng người chết.


Đó là bốn điều tâm niệm mà ông Bí nên nhớ. Làm được như thế thì mới mong nói chuyện cao xa khác với dân như hòa hợp hòa giải.


Tày mạnh Đức nghe giảng một hồi, mồ hôi đổ ra như tắm, không biết vì ăn năn hay sợ hãi. Chờ khi Cậu Bảy vừa dứt lời bèn đứng dậy tạ rằng:


- Những điều Cậu dạy quả không sai, rất hợp đạo làm người, nhưng coi bộ khó quá.


- Có gì mà khó


- Nếu làm như lời Cậu dạy thì bỏ mẹ cái đảng Cộng sản đi rồi còn gì!


- Phải bỏ thì bỏ chớ có gì mà tiếc.


- Tiếc chớ Cậu. Dù sao cũng theo nó mấy mươi năm ròng.


Cậu Bảy an ủi:


- Lẽ đời làm việc ác dễ, làm việc thiện khó, nhưng nếu mình có cái tâm lành thì cũng làm được. Đời người vốn ngắn ngủi, nên làm việc thiện nhiều chừng nào hay chừng nấy. Ai làm điều ác đến tuổi già dù không nói ra nhưng trong lòng cũng sám hối. Chả thế mà cả từ lịnh nghiêm vốn là kẻ vô thần mà đến khi sắp chết cũng đòi theo ông Mác, ông Lê. Rồi như chú Tô khi về già lại vào chùa qui y và mới đây là anh Sáu Dân đến chùa thắp nhang khấn vái coi bộ rất mộ đạo. Như vậy chỉ vô thần với người sống thôi, còn với Diêm Vương thì không dám.


Mạnh Đức bỗng ngắt lời:


- Sao Cậu biết anh Sáu Dân niệm Phật, tay thắp nhang mà miệng lâm râm hô khẩu hiệu thì sao?


- Ông Bí nghi cũng có lý. Nhưng theo tôi thì kỳ này ổng khấn thiệt. Già rồi đâu cần hô khẩu hiệu nữa! Đi chùa thì phải thành tâm. Còn như lòng chưa sạch thì cứ ở nhà cầu ông Bác phù hộ, chớ nên làm bẩn cửa thiền. Chớ quen thói cũ mà hối lộ tràn lan, thiên thần, quỷ sứ không có nhận quà bừa bãi như Đảng ta đâu nhé.


Mạnh Đức gật gù, suy nghĩ một hồi rồi chợt xuống giọng hỏi:


- Tôi có mối lo này nói ra có khi nghe không phải, xin Cậu Bảy miễn chấp.


- Ông Bí còn lo ngại việc gì?


- Nếu làm như vậy rồi có giữ được phần phú quí chăng?


Cậu Bảy bật cười thương hại vỗ về:


- Phàm ở đời ai rồi cũng phải chết. Cái không chết là tiếng thơm để lại đời sau. Thành ra cái gì mình làm ra mình hưởng thì mới bền, mới vinh. Còn như của phi nghĩa thì chẳng nên tiếc nuối làm gì. Đó là tôi nói chung chung, còn phần ông Bí thì nên coi gương ông Góc ba Chóp bên Nga. Hãy xem cái cách thiên hạ nhìn ông ấy và ông Staline thì rõ. Tôi nói ít chắc ông bí hiểu nhiều!


Tày Mạnh Đức nghe xong như người trong bóng tối được ra ngoài thấy ánh mặt trời, bèn bái tạ, nói:


- Thiệt người sinh ra tôi là Bác mà người khai khiếu cho tôi là Cậu đó. Ơn này cao tợ núi Thái sơn, kiếp này khó trả.


Cậu Bảy lật đật đỡ dậy nói:


- Không dám, không dám! Nếu ông Bí hiểu được như vậy ắt là phước hạnh dân Việt ta hãy còn, tôi nào có công gì mà dám nhận lời ấy!


Tày Mạnh Đức mừng mừng tủi tủi đưa tay quẹt mồ hôi trán rồi bước lại châm thêm trà đặng dâng lên Cậu Bảy mà bái làm Bí sư. Đột nhiên, Mạnh Đức ngừng tay, quay lại ra chiều lo lắng, hỏi:


- Nãy giờ Cậu nói cái kế an dân nhưng còn mối họa phương bắc thì không thấy Cậu đề cập tới?


Cậu Bảy mỉm cười đáp:


- Tôi nào đã quên mối lo ấy. Lịch sử dân tộc ta cho thấy rằng khi nào cả nước một lòng thì tụi Tàu chẳng thể làm gì nổi. Khi ta khá lên như thằng Nhựt Bổn thì ta há sợ gì nó hay sao, lúc đó ta sẽ theo vua Quang Trung đòi lại đất Lưỡng Quảng luôn một thể.


- Đòi cái của nợ đó làm chi Cậu, dân vùng đó đông và nghèo, nuôi mệt lắm.


- Chuyện nhỏ! Mình đòi xong rồi làm vài vụ nạn kiều nữa là nó đi sạch.


- Xin Cậu đừng châm biếm tôi tội nghiệp. Tôi đã biết lỗi.


Cậu Bảy nghe nói cười xả lả, thái độ rất độ lượng làm Mạnh Đức mừng rỡ cười theo, không khí rất vui vẻ thân mật. Nhưng chỉ một lát sau Mạnh Đức lại hỏi với giọng đầy âu lo:


- Thưa Cậu, kế Cậu nói đó tuy hay nhưng cần thời gian mà cái họa Tàu thì cấp bách lắm.


- Có gì mà cấp bách?


- Thì vừa rồi Cậu có nói cái dã tâm của thằng Hồ Cẩm Đào nó muốn qua phá cái lăng phụ thân tôi, bộ Cậu quên hay sao?


Cậu Bảy vì đặt chuyện nên quên phứt nhưng nhanh trí nói:


- Việc ấy tôi đã tiên liệu, đã có sẵn mưu kế nhưng không biết ông Bí có khứng dùng tới chăng?


- Kế gì mà lui được quân Tàu mà tôi lại không khứng?


Cậu Bảy nhìn quanh ra chiều bí mật lắm, như sợ ai nghe lén, rồi móc túi lấy cây viết ghi vào lòng bàn tay chữ "F" thật đậm rồi nhích lại gần xòe tay ra cho Mạnh Đức xem. Mạnh Đức thoạt nhìn hơi ngạc nhiên, rồi nét mặt hơi biến sắc, quay lại nói:


- Sao Cậu Bảy khinh tôi thái quá. Việc hệ trọng sao dùng lời tục tiểu?


- Tôi nào dám. Sao ông Bí lại nghĩ như thế?


- Xin Cậu đưng khinh tôi dốt tiếng Anh. Trước khi đi Mỹ năm ngoái anh sáu Khải đi học lớp Anh văn cấp tốc và có rủ tôi đi học cho vui, mà như Cậu biết đó, anh Sáu học mỗi chữ "F" mà thôi thành ra tôi rành chữ này lắm.


- Khá khen ông Bí giỏi tiếng Anh, coi bộ không kém ông chủ báo Thanh niên, nhưng xin chớ nên hiểu lầm. Chữ F này là viết tắt của chữ FIRE, nghĩa là lửa, chữ Hán gọi là Hỏa, chớ không dính dấp gì đến ngón tay giữa. Ấy là tôi muốn bắt chước Khổng Minh dùng kế hỏa công phá Tào trong trận Xích bích đó.


- Thời nay mà dùng cái kế đó coi bộ không hay, dễ gây cháy rừng lắm.


- Ông Bí chưa hiểu ý tôi. Mình đốt có chút xíu chớ nhiều nhặng gì. Tôi nghe trong di chúc thật của người, lịnh nghiêm cũng muốn sau khi chết thì hỏa thiêu cho đỡ tốn đất mà lại sạch sẽ. Vậy thì ông Bí một công hai việc. Một mặt thiêu xác của người rồi đem tro gởi vào trong chùa để vong linh người sớm được siêu thoát. Ông Bí cũng biết đạo lý người mình ai cũng muốn khi chết được mồ yên mả đẹp. Nay nỡ nào để thi hài của người bị kéo lên kéo xuống mãi, thiên hạ tới xem như đi coi xiếc, lại là cái cớ cho bị người đời dè xiểm. Vậy thì ta trước theo ý nguyện của người, sau lấy đó làm kế hoãn binh. Làm được như vậy thì một mặt ông Bí tròn đạo làm con trả hiếu cho cha mẹ; mặt khác lão Cẩm Đào cũng hả giận mà lui binh. Thiệt là nhất cử lưỡng tiện! Ấy chính là:







Muốn chận Hồ Cẩm Đào
Chẳng cần động binh đao
Khỏi cần phải đào hào
Chỉ cần một mồi lửa
Ba đình thành Sạn đạo
Ấy thật là mưu cao


Mạnh Đức nghe có lý trong bụng cũng xiêu, nhưng hỏi lại:


- Thiêu thì cũng phải, nhưng nỡ nào đem nhúm tro tàn nộp cho Cẩm Đào, lỡ y làm ô uế thì tội lắm.


- Dễ ợt! Tôi đã tiên liệu cả. Tro của cụ thì gởi chùa rồi cứ tìm một con chồn hôi cho to rồi đem thiêu lấy nắm tro qua dâng cho y là xong.


- Nếu tụi nó thử DNA thì làm sao?


Cậu Bảy cười xòa đáp:


- Lịnh nghiêm trên danh nghĩa làm gì có con cháu thi lấy gì mà thử DNA. Nhưng nếu ông Bí lo xa thì kỳ vài cục ghét bỏ chung vào hủ tro đó cũng đặng.


Mạnh Đức cả mừng khen: "Thật là diệu kế, còn hơn cả Gia-cát thiệt nữa đó!". Nói rồi liền bày tiệc khoản đãi Cậu Bảy rất hậu. Ăn uống no say rồi lại có hát karaoke đến khuya mới nghỉ.


Ngày hôm sau Cậu Bảy từ giã trở về Mỹ. Mạnh Đức cầm lại mãi không đặng; Cậu Bảy một mực tư chối, nói:


- Năm dài tháng rộng mà ông Bí lo gì. Tôi cần phải về vì còn mấy cái hợp đồng cắt cỏ chưa hết hạn phải lo cho xong.


- Ba cái vụ lẻ tẻ Cậu xù cũng được. Báu gì!


- Đâu được! Nói vậy nghe sao phải. Mình hứa thì phải giữ lời, dù là lớn hay nhỏ.


Mạnh Đức nghe nói hổ ngươi bèn tỏ lời xin lỗi rồi cùng Văn Nhọn thân hành tiễn Cậu Bảy ra phi trường.


Khi về đến nhà Mobay chạy ra mừng rỡ đón tiếp:


- Hú hồn! Mừng cho chàng đặng bình yên trở về. Còn việc du thuyết kết quả ra sao?


- Mấy ảnh cũng có quan tâm lắng nghe và đã hứa...


- Mèn ơi! Việt cộng mà hứa thì chàng ráng sống thêm chừng vài mươi cái kế hoạch ngũ niên nữa để biết kết quả!



San Diego Aug 25, 2006


Nguồn:
Cậu Bảy




http://www.dcvblogs.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét