Liệu ASEAN có giải quyết được vấn đề Biển Đông?
Tác giả: Luke Hunt
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 31-3-2012
Câu chuyện Myanmar chắc chắn sẽ trở thành chủ đề thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần tới. Nhưng họ (ASEAN) có dám giải quyết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không?
10 năm về trước, Campuchia lần đầu tiên tiếp quản chiếc ghế chủ tịch ASEAN, trước sự ngạc nhiên của dư luận là Phnom Penh làm được nhiều việc đến thế trong thời gian ngắn thế. Cơ sở hạ tầng của thành phố vẫn còn tan hoang sau ba thập kỷ chiến tranh – chỉ vừa kết thúc vào năm 1998 – và môi trường an ninh toàn cầu đã bị đảo lộn sau vụ tấn công 11-9-2001 vào nước Mỹ.
Campuchia vốn bị đông đảo dư luận coi như một trường hợp vô vọng trong khu vực, Phnom Penh thì dường như khó có thể là nơi họp mặt các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng ngoại giao và quan chức các loại, đến từ những nơi xa xôi như Mỹ, Trung Quốc, Australia, hay từ những nước thuộc tổ chức 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, một phần lớn nhờ nỗ lực của các nhà ngoại giao ở Đại sứ quán Singapore mà hội nghị thượng đỉnh và năm chủ tịch ASEAN đó của Campuchia đã diễn ra một cách đàng hoàng. Tuần tới, hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN lại đến phiên Campuchia tổ chức, một nước Campuchia đã tiến bộ cực kỳ nhiều; và câu chuyện ở Myanmar – trường hợp vô vọng đương thời của khu vực – hiện đứng đầu trong chương trình nghị sự.
“Myanmar (Burma) không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của ASEAN, nhưng các nhà lãnh đạo trong khu vực sẽ tận dụng cuộc gặp mặt để thảo luận về diễn biến chính trị hiện nay ở Myanmar, một cách không chính thức” – Kamarulnizam Abdullah, giáo sư về an ninh quốc gia, Đại học Utara Malaysia (UUM), nói. “Họ muốn nghe các đối tác Myanmar nói về tiến trình bầu cử”.
Việc này sẽ diễn ra sau các cuộc bầu cử cuối tuần ở Myanmar, các cuộc bầu cử mà kết quả chắc chắn sẽ là một cuộc đổ bộ vào Quốc hội của lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi cùng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà, và việc thả nổi có quản lý đồng Kyat, trong bối cảnh Naypyidaw lên kế hoạch tiếp nhận chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014, một năm trước khi họ hiện thực hóa giấc mơ đẹp là trở thành thành viên đầy đủ của Cộng đồng ASEAN.
Sự hiện diện của Tổng thống Myanmar Thein Sein có ý nghĩa rất quan trọng. Chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử 2010 bị số đông coi là có sự sắp xếp thiếu trung thực, nhưng với việc NLD tán thành bầu cử phụ, chiếc ghế của ông Thein Sein đã được hợp thức hóa, làm gia tăng triển vọng là các nước châu Âu sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế tai hại đối với Myanmar.
Tuy nhiên, một phần lớn nhờ nỗ lực của các nhà ngoại giao ở Đại sứ quán Singapore mà hội nghị thượng đỉnh và năm chủ tịch ASEAN đó của Campuchia đã diễn ra một cách đàng hoàng. Tuần tới, hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN lại đến phiên Campuchia tổ chức, một nước Campuchia đã tiến bộ cực kỳ nhiều; và câu chuyện ở Myanmar – trường hợp vô vọng đương thời của khu vực – hiện đứng đầu trong chương trình nghị sự.
“Myanmar (Burma) không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của ASEAN, nhưng các nhà lãnh đạo trong khu vực sẽ tận dụng cuộc gặp mặt để thảo luận về diễn biến chính trị hiện nay ở Myanmar, một cách không chính thức” – Kamarulnizam Abdullah, giáo sư về an ninh quốc gia, Đại học Utara Malaysia (UUM), nói. “Họ muốn nghe các đối tác Myanmar nói về tiến trình bầu cử”.
Việc này sẽ diễn ra sau các cuộc bầu cử cuối tuần ở Myanmar, các cuộc bầu cử mà kết quả chắc chắn sẽ là một cuộc đổ bộ vào Quốc hội của lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi cùng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà, và việc thả nổi có quản lý đồng Kyat, trong bối cảnh Naypyidaw lên kế hoạch tiếp nhận chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014, một năm trước khi họ hiện thực hóa giấc mơ đẹp là trở thành thành viên đầy đủ của Cộng đồng ASEAN.
Sự hiện diện của Tổng thống Myanmar Thein Sein có ý nghĩa rất quan trọng. Chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử 2010 bị số đông coi là có sự sắp xếp thiếu trung thực, nhưng với việc NLD tán thành bầu cử phụ, chiếc ghế của ông Thein Sein đã được hợp thức hóa, làm gia tăng triển vọng là các nước châu Âu sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế tai hại đối với Myanmar.
Suu Kyi đã tuyên bố rằng những biểu hiện bất thường trong chiến dịch bầu cử đó “thật sự nằm ngoài những gì có thể chấp nhận ở một quốc gia dân chủ”. Nhưng bà vẫn chuẩn bị xúc tiến tranh cử “vì đó là điều nhân dân mong muốn”.
Sẽ còn một con đường dài phải đi để có thể làm dịu những băn khoăn của thế giới về khả năng Myanmar làm chủ tịch ASEAN trong năm 2014, chỉ 12 tháng trước khi ASEAN thực hiện kế hoạch tuyên bố họ là một cộng đồng hội nhập đầy đủ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ ngồi ghế chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20. Sẽ có ba văn bản lớn tuyên bố rằng, cho đến năm 2015, ASEAN là một cộng đồng thống nhất, một khu vực không ma túy; đây là ba văn bản quan trọng nhất.
“Xây dựng một Cộng đồng ASEAN như đã đề xuất – đây là một nội dung lớn trong chương trình nghị sự, nhằm tái khẳng định cam kết của các nước thành viên. ASEAN cần đảm bảo rằng các thành viên của họ được chuẩn bị đầy đủ cho kế hoạch chung của khối. Sẽ cần nhấn mạnh vai trò của kênh ngoại giao thứ hai và thứ ba trong nỗ lực hiện thực hóa ý tưởng chung của khối” – GS. Abdullah của trường UUM nói. (Kênh ngoại giao thứ hai là qua các tổ chức phi chính phủ; kênh ba là qua các công ty, doanh nghiệp – chú thích của người dịch).
Ray Leos, Trưởng khoa Truyền thông và Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng, Đại học Pannasastra (Campuchia), nói rằng vấn đề lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt trên con đường hội nhập là chênh lệch về phát triển.
“Làm sao ASEAN có thể thực sự xóa đi khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo, trước năm 2015? Hình thức của liên kết ASEAN khi ấy sẽ như thế nào? Điều này hoàn toàn chưa rõ, mà chúng ta chỉ còn không đầy ba năm nữa. Năm nay, vấn đề phải được giải quyết – đó là điều sống còn” – ông nói.
Hiện tại ASEAN bao gồm Brunei, Burma, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đông Timor đã được mời làm thành viên tiếp theo, còn Papua New Guinea cũng tỏ ý muốn gia nhập khối mậu dịch ASEAN.
Các vấn đề khác bao gồm thiết lập một cơ chế phản ứng nhanh của khu vực trước thảm họa, chẳng hạn lũ lụt ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam năm ngoái; xúc tiến các nghị định thư xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không vũ khí hạt nhân (NWFZ); và kiểm soát tranh chấp.
Phép thử thật sự đối với quan hệ ngoại giao nằm trong vấn đề Trung Quốc, và việc liệu Campuchia có sẵn sàng sử dụng cương vị chủ tịch của mình để ủng hộ các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đưa ra trước Trung Quốc hay không. Trung Quốc hiện là nước viện trợ tài chính nhiều nhất cho chính quyền Hun Sen.
Hai quần đảo này nằm rất xa biên giới trên biển của Trung Quốc, và nằm trong giới hạn địa lý của các nước láng giềng của Trung Quốc. Bất chấp sự thực đó, mấy năm qua, Trung Quốc vẫn tỏ rõ ý muốn giành quyền kiểm soát hai quần đảo, và trên cơ sở đàm phán song phương, chứ không phải trong khuôn khổ ASEAN.
Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những yêu sách khác nhau đối với chuỗi đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Các đảo này được nhắc tới trong Hiệp ước Hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản 1960, và không bị tranh chấp gì trong suốt hơn 50 năm sau Thế chiến II, khi Bắc Kinh còn nhận những khoản vay mềm từ Tokyo, như một phần tiền bồi thường chiến tranh.
Năm ngoái, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí quan tâm đến các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử (DOC), một văn bản tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán tương lai về chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, DOC không mấy gây ấn tượng cho giới quan sát, bởi lẽ nó đã được ký từ năm 2002.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hiện đang ở Campuchia trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài bốn ngày, diễn ra trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc trong suốt 12 năm qua. Các nguồn tin cho hay ông Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh rằng viện trợ của Trung Quốc không gắn với yêu cầu cụ thể nào, nhưng Trung Quốc mong muốn Campuchia giữ lập trường trung lập của người trung gian trong vấn đề Trường Sa.
“Về mối quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam… một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Campuchia, vì các nguyên nhân khác nhau” – Leos nói.
“Một vấn đề lớn nữa mà tôi nhận thấy là liệu Campuchia, với vai trò chủ tịch ASEAN, có sử dụng cương vị đó để vận động hoặc thúc đẩy lợi ích của cái gọi là LCMV – liên minh Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam – những nước kém phát triển hơn trong ASEAN, hay không. Nếu họ làm như thế, cụ thể họ sẽ làm gì?”.
“Sẽ rất thú vị khi ta quan sát điều này” – ông nói thêm.
Các hoạt động ngoại giao sẽ là thuốc thử quan hệ của Phnom Penh với các nước láng giềng, nhưng theo một nghĩa rộng hơn thì hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này cũng sẽ cho phép Campuchia thể hiện rằng họ đã trưởng thành – mặc dù họ vẫn còn nạn tham nhũng mãn tính, tranh chấp về đất đai, quyền công nhân, và cái văn hóa miễn tội cho tầng lớp mới giàu.
“Tôi vẫn nhớ Phnom Penh hồi năm 2002, với những con phố tối tăm, không lát đường, mất điện ba, bốn lần một tuần. Ngoài một vài tụ điểm công cộng tiêu điều thì cả thành phố gần như im lặng chết người sau 9h tối, kể cả vào cuối tuần” – Leos nói.
Kể từ đó tới nay, hàng tỷ đôla tiền đầu tư và phát triển đã vào Campuchia, phố xá được lát và thắp sáng, cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện, ít bị cắt điện hơn, và nhà cao tầng bắt đầu lấm chấm trên đường chân trời của thành phố.
“Bạn có thể thấy các công ty mở cửa hoạt động, người dân đi lại trên đường hoặc ngồi trước cổng nhà mình, trò chuyện với hàng xóm cho tới khuya. Nhiều thứ đã đổi khác” – ông nói thêm.
Mặc dù vậy, các kỹ năng ngoại giao của Campuchia đã được cải thiện tương tự hay chưa là điều còn phải chờ xem.
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
2 phản hồi
03/04/2012 lúc 10:11
ÂN UY
Quan hệ giữa bọn Tàu cộng bá quyền đại hán và các dân tộc ĐNÁ như Khmer thật oái ăm. Trung Quốc trước kia là nước đỡ đầu cho Khmer đỏ Pol Pot và nay là nước viện trợ tài chính nhiều nhất cho chính quyền Hun Sen.
Chúng luôn ra vẻ “ân uy” kiểu cây gậy và củ cà rốt nhằm bành trướng, đồng hóa hoặc diệt chủng, tùy theo lúc, thời thế cho phép.
Chúng đào tạo bọn người bản xứ làm tay sai của chủ nghĩa đại hán để giết hại chính dân tộc mình. Pol Pot sau khi được đào tạo tư tưởng Mao + vũ khí Tàu + tiền bạc Tàu đã giết hơn 2 triệu người Khmer khiến dân Khmer phải khiếp sợ hai từ “thanh lọc”.
Từ đó các dân tộc quanh vùng ĐNÁ phát lo khi cách mạng đồng nghĩa với tắm máu. Họ sợ Tàu xuất khẩu tay sai giết hại chính đồng bào mình để lập công dâng Mao quang vinh. Họ sợ chúng biến dân tộc mình thành tên lính xung kích, biến đất nước mình thành tiền đồn CHỐNG MỸ giúp Tàu.
Đó là cái UY của Tàu cộng.
Một khi bị chiến tranh, chia rẽ, nghèo đói, lạc hậu, tham nhũng thì chỉ cần ra ÂN các Chính phủ man di đành phải cúi đầu cun cút như chó quên hết “tai nạn lịch sử’ mà Tàu cộng gây ra. Ít ra họ chưa phải lo Tàu tát cho cái nữa là đã mừng lắm rồi, huống gì tàu nó lại cho ăn của đút và gái đẹp + thuốc bổ. Đó gọi là ÂN.
Chỉ có duy nhất đảng ta là sáng suốt nhìn rõ bộ mặt thật của Tàu cộng, của Mao ngay từ thập kỷ 1950. Chúng cho ÂN thì đảng ta lấy và đến giờ vẫn không dám quên, chúng ra UY thì chúng ta đánh trả và dâng cho chúng nó 1 ít. Thế thôi.
Trả lời
03/04/2012 lúc 09:53
Nghe nói ảnh hưởng của VN ta đến Asean “đàng hàng và có tư thế ” lắm, nhất là với K…10 năm ở K ( 78-88) = gì nhẩy ?.
Các chính trị gia ở VN suy nghĩ gì về mức sống của người VN so với khu vực Asean…? nhưng dân chủ thì tin chắc gấp vạn lần rồi.
Khi các chính khách ngồi uống rượu với nhau, không hiểu họ có nói về sở hữu biệt thự đẹp, xe đẹp, đất nhiều, gái đẹp, con giỏi… không nhỉ ?.
Năm nào cũng thấy có ảnh các “nhãnh đạo” khối vòng qua tay bắt tay như một mốt thời thượng…sướng thật.
Trả lời
Sẽ còn một con đường dài phải đi để có thể làm dịu những băn khoăn của thế giới về khả năng Myanmar làm chủ tịch ASEAN trong năm 2014, chỉ 12 tháng trước khi ASEAN thực hiện kế hoạch tuyên bố họ là một cộng đồng hội nhập đầy đủ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ ngồi ghế chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20. Sẽ có ba văn bản lớn tuyên bố rằng, cho đến năm 2015, ASEAN là một cộng đồng thống nhất, một khu vực không ma túy; đây là ba văn bản quan trọng nhất.
“Xây dựng một Cộng đồng ASEAN như đã đề xuất – đây là một nội dung lớn trong chương trình nghị sự, nhằm tái khẳng định cam kết của các nước thành viên. ASEAN cần đảm bảo rằng các thành viên của họ được chuẩn bị đầy đủ cho kế hoạch chung của khối. Sẽ cần nhấn mạnh vai trò của kênh ngoại giao thứ hai và thứ ba trong nỗ lực hiện thực hóa ý tưởng chung của khối” – GS. Abdullah của trường UUM nói. (Kênh ngoại giao thứ hai là qua các tổ chức phi chính phủ; kênh ba là qua các công ty, doanh nghiệp – chú thích của người dịch).
Ray Leos, Trưởng khoa Truyền thông và Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng, Đại học Pannasastra (Campuchia), nói rằng vấn đề lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt trên con đường hội nhập là chênh lệch về phát triển.
“Làm sao ASEAN có thể thực sự xóa đi khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo, trước năm 2015? Hình thức của liên kết ASEAN khi ấy sẽ như thế nào? Điều này hoàn toàn chưa rõ, mà chúng ta chỉ còn không đầy ba năm nữa. Năm nay, vấn đề phải được giải quyết – đó là điều sống còn” – ông nói.
Hiện tại ASEAN bao gồm Brunei, Burma, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đông Timor đã được mời làm thành viên tiếp theo, còn Papua New Guinea cũng tỏ ý muốn gia nhập khối mậu dịch ASEAN.
Các vấn đề khác bao gồm thiết lập một cơ chế phản ứng nhanh của khu vực trước thảm họa, chẳng hạn lũ lụt ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam năm ngoái; xúc tiến các nghị định thư xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không vũ khí hạt nhân (NWFZ); và kiểm soát tranh chấp.
Phép thử thật sự đối với quan hệ ngoại giao nằm trong vấn đề Trung Quốc, và việc liệu Campuchia có sẵn sàng sử dụng cương vị chủ tịch của mình để ủng hộ các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đưa ra trước Trung Quốc hay không. Trung Quốc hiện là nước viện trợ tài chính nhiều nhất cho chính quyền Hun Sen.
Hai quần đảo này nằm rất xa biên giới trên biển của Trung Quốc, và nằm trong giới hạn địa lý của các nước láng giềng của Trung Quốc. Bất chấp sự thực đó, mấy năm qua, Trung Quốc vẫn tỏ rõ ý muốn giành quyền kiểm soát hai quần đảo, và trên cơ sở đàm phán song phương, chứ không phải trong khuôn khổ ASEAN.
Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những yêu sách khác nhau đối với chuỗi đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Các đảo này được nhắc tới trong Hiệp ước Hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản 1960, và không bị tranh chấp gì trong suốt hơn 50 năm sau Thế chiến II, khi Bắc Kinh còn nhận những khoản vay mềm từ Tokyo, như một phần tiền bồi thường chiến tranh.
Năm ngoái, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí quan tâm đến các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử (DOC), một văn bản tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán tương lai về chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, DOC không mấy gây ấn tượng cho giới quan sát, bởi lẽ nó đã được ký từ năm 2002.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hiện đang ở Campuchia trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài bốn ngày, diễn ra trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc trong suốt 12 năm qua. Các nguồn tin cho hay ông Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh rằng viện trợ của Trung Quốc không gắn với yêu cầu cụ thể nào, nhưng Trung Quốc mong muốn Campuchia giữ lập trường trung lập của người trung gian trong vấn đề Trường Sa.
“Về mối quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam… một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Campuchia, vì các nguyên nhân khác nhau” – Leos nói.
“Một vấn đề lớn nữa mà tôi nhận thấy là liệu Campuchia, với vai trò chủ tịch ASEAN, có sử dụng cương vị đó để vận động hoặc thúc đẩy lợi ích của cái gọi là LCMV – liên minh Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam – những nước kém phát triển hơn trong ASEAN, hay không. Nếu họ làm như thế, cụ thể họ sẽ làm gì?”.
“Sẽ rất thú vị khi ta quan sát điều này” – ông nói thêm.
Các hoạt động ngoại giao sẽ là thuốc thử quan hệ của Phnom Penh với các nước láng giềng, nhưng theo một nghĩa rộng hơn thì hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này cũng sẽ cho phép Campuchia thể hiện rằng họ đã trưởng thành – mặc dù họ vẫn còn nạn tham nhũng mãn tính, tranh chấp về đất đai, quyền công nhân, và cái văn hóa miễn tội cho tầng lớp mới giàu.
“Tôi vẫn nhớ Phnom Penh hồi năm 2002, với những con phố tối tăm, không lát đường, mất điện ba, bốn lần một tuần. Ngoài một vài tụ điểm công cộng tiêu điều thì cả thành phố gần như im lặng chết người sau 9h tối, kể cả vào cuối tuần” – Leos nói.
Kể từ đó tới nay, hàng tỷ đôla tiền đầu tư và phát triển đã vào Campuchia, phố xá được lát và thắp sáng, cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện, ít bị cắt điện hơn, và nhà cao tầng bắt đầu lấm chấm trên đường chân trời của thành phố.
“Bạn có thể thấy các công ty mở cửa hoạt động, người dân đi lại trên đường hoặc ngồi trước cổng nhà mình, trò chuyện với hàng xóm cho tới khuya. Nhiều thứ đã đổi khác” – ông nói thêm.
Mặc dù vậy, các kỹ năng ngoại giao của Campuchia đã được cải thiện tương tự hay chưa là điều còn phải chờ xem.
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
2 phản hồi
1. Haohao đã nói
03/04/2012 lúc 10:11
ÂN UY
Quan hệ giữa bọn Tàu cộng bá quyền đại hán và các dân tộc ĐNÁ như Khmer thật oái ăm. Trung Quốc trước kia là nước đỡ đầu cho Khmer đỏ Pol Pot và nay là nước viện trợ tài chính nhiều nhất cho chính quyền Hun Sen.
Chúng luôn ra vẻ “ân uy” kiểu cây gậy và củ cà rốt nhằm bành trướng, đồng hóa hoặc diệt chủng, tùy theo lúc, thời thế cho phép.
Chúng đào tạo bọn người bản xứ làm tay sai của chủ nghĩa đại hán để giết hại chính dân tộc mình. Pol Pot sau khi được đào tạo tư tưởng Mao + vũ khí Tàu + tiền bạc Tàu đã giết hơn 2 triệu người Khmer khiến dân Khmer phải khiếp sợ hai từ “thanh lọc”.
Từ đó các dân tộc quanh vùng ĐNÁ phát lo khi cách mạng đồng nghĩa với tắm máu. Họ sợ Tàu xuất khẩu tay sai giết hại chính đồng bào mình để lập công dâng Mao quang vinh. Họ sợ chúng biến dân tộc mình thành tên lính xung kích, biến đất nước mình thành tiền đồn CHỐNG MỸ giúp Tàu.
Đó là cái UY của Tàu cộng.
Một khi bị chiến tranh, chia rẽ, nghèo đói, lạc hậu, tham nhũng thì chỉ cần ra ÂN các Chính phủ man di đành phải cúi đầu cun cút như chó quên hết “tai nạn lịch sử’ mà Tàu cộng gây ra. Ít ra họ chưa phải lo Tàu tát cho cái nữa là đã mừng lắm rồi, huống gì tàu nó lại cho ăn của đút và gái đẹp + thuốc bổ. Đó gọi là ÂN.
Chỉ có duy nhất đảng ta là sáng suốt nhìn rõ bộ mặt thật của Tàu cộng, của Mao ngay từ thập kỷ 1950. Chúng cho ÂN thì đảng ta lấy và đến giờ vẫn không dám quên, chúng ra UY thì chúng ta đánh trả và dâng cho chúng nó 1 ít. Thế thôi.
Trả lời
2. Công Bằng đã nói
03/04/2012 lúc 09:53
Nghe nói ảnh hưởng của VN ta đến Asean “đàng hàng và có tư thế ” lắm, nhất là với K…10 năm ở K ( 78-88) = gì nhẩy ?.
Các chính trị gia ở VN suy nghĩ gì về mức sống của người VN so với khu vực Asean…? nhưng dân chủ thì tin chắc gấp vạn lần rồi.
Khi các chính khách ngồi uống rượu với nhau, không hiểu họ có nói về sở hữu biệt thự đẹp, xe đẹp, đất nhiều, gái đẹp, con giỏi… không nhỉ ?.
Năm nào cũng thấy có ảnh các “nhãnh đạo” khối vòng qua tay bắt tay như một mốt thời thượng…sướng thật.
Trả lời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét