Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Nhân đọc bài "Báo động tình trạng chống người thi hành công vụ"




Nhân đọc bài "Báo động tình trạng chống người thi hành công vụ"








Đông Hải Long Vương (danlambao) - Vấn đề chấn chỉnh tác phong thái độ của người chiến sĩ CAND đối với nhân dân, xử nghiêm những trường hợp công an vi phạm pháp luật chỉ là phần ngọn; cái chính và sâu xa nhất là chấn chỉnh tác phong, đạo đức, lối sống của những người có quyền sử dụng, điều động lực lượng vũ trang. Cụ thể hơn đó là những vị trong hàng ngũ TW Đảng cao hơn là Bộ Chính Trị. Vì thực tế phần lớn những người trong TW Đảng là nòng cốt trong bộ máy chính quyền ở các tỉnh thành, còn Quốc Hội chỉ là hoa lá cành cho có hình thức. Nếu những người này và gia đình không làm gương "thượng tôn pháp luật" thì làm sao đủ uy-đức thuyết phục cho nhân dân nghe và sống làm việc theo pháp luật đây?...

*

"Thống kê sơ bộ, trong mấy ngày đầu năm 2012 đã có khoảng gần 20 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó đáng chú ý nhất là việc các đối tượng bắn chết 1 cán bộ chiến sỹ công an, làm bị thương 7 cán bộ khác đều ở tại Hải Phòng. Đặc biệt là việc chống người thi hành công vụ càng ngày càng trở nên hung hãn và có tổ chức hơn." - Theo báo vnmedia.vn - Báo động tình trạng chống người thi hành công vụ



Đọc tựa đề bài báo làm tôi nhớ đến một câu ca dao dân gian được nghe cách đây khoảng 19-20 năm:


"Công an, phòng thuế, kiểm lâm
Trong ba thằng đó nên đâm thằng nào
Hỏi thăm chiến sĩ đồng bào
Trong ba thằng đó đâm nhào cả ba"


Câu ca dao dân gian có vẻ cực đoan nhưng cũng nói lên thái độ của người dân đối với lực lượng an ninh nói chung thời kỳ sau đổi mới 1986. Tôi còn nhớ hồi nhỏ nếu trong xóm ngõ có sự vụ gì người ta báo công an rất nhanh, những cụm từ "chú công an" "anh công an" nghe rất thân thương phổ biến, ngay cả tiếng lóng dành cho công an là "ô tô" không có ý coi thường miệt thị, côn đồ-đầu gấu gặp công an có xu hướng bỏ chạy chứ ít khi bật lại. Nhưng ngày nay thì khác hẳn, chỉ cần chúng ta ra quán nước chè, quán nhậu vỉa hè làm trắc nghiệm nho nhỏ sẽ biết rõ thái độ của nhân dân đối với thành phần này.


Đọc 2 đoạn cuối của bài báo, không rõ tác giả ngây thơ cụ hay chỉ dám viết đến đây:


"...Việc những vụ việc chống người thi hành công vụ ngày càng nhiều cho thấy việc thượng tôn pháp luật của một bộ phận người dân đang có “vấn đề”. Việc ngăn cản hành động chống đối này cũng không phải chỉ thuộc trách nhiệm của ngành công an....


Sống và làm việc theo pháp luật là một quy định bắt buộc và bất cứ người dân nào cũng phải tuân theo. Trong khi lực lượng chức năng dường như “bó tay” với những kiểu chống người thi hành công vụ, thì rất cần tiếng nói lên án của gia đình và cả xã hội đối với những hành vi đáng trách này…"


Sự thực trong nhiều năm qua, có một bộ phận là cán bộ trong các cơ quan công quyền, lực lượng vũ trang vi phạm pháp luật không dám xử hoặc xử cho có chiếu lệ là thực tế, hiển nhiên. Mặt khác hệ thống pháp luật yếu kém, quan liêu xử oan trái, tắc trách dẫn đến hệ quả của ngày hôm nay nhân dân mất lòng tin vào hệ thống luật pháp. Những tiêu cực của cán bộ vi phạm pháp luật được nêu trên báo đài chính thống chỉ là chuyện vặt giữa đời thường, ý tôi muốn nói chẳng cần đọc báo nghe đài những người dân thường đã tai nghe mắt thấy rất nhiều tiêu cực trong cuộc sống.


Ấy là mới chỉ ở tầm tầm hạng trung, cách đây 3-4 năm, tôi đến chơi nhà một ông anh họ, ông anh có nói một câu rất đắt là "trong cung đình còn đẫm bùn đen huống hồ dân gian". Chuyện cung đình, thâm cung bí sử thế nào? Âu cũng không có lửa làm sao có khói, người biết chuyện rỉ rả với vợ con, bạn bè rồi dần dần dân gian truyền tụng và cuối cùng là lên cả Internet.


Vấn đề chấn chỉnh tác phong thái độ của người chiến sĩ CAND đối với nhân dân, xử nghiêm những trường hợp công an vi phạm pháp luật chỉ là phần ngọn; cái chính và sâu xa nhất là chấn chỉnh tác phong, đạo đức, lối sống của những người có quyền sử dụng, điều động lực lượng vũ trang. Cụ thể hơn đó là những vị trong hàng ngũ TW Đảng cao hơn là Bộ Chính Trị. Vì thực tế phần lớn những người trong TW Đảng là nòng cốt trong bộ máy chính quyền ở các tỉnh thành, còn Quốc Hội chỉ là hoa lá cành cho có hình thức. Nếu những người này và gia đình không làm gương "thượng tôn pháp luật" thì làm sao đủ uy-đức thuyết phục cho nhân dân nghe và sống làm việc theo pháp luật đây?





Đừng có mang bình phong "học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ra để lòe nhân dân và cưỡng bức phần lớn những đảng viên thường phải học, vì số đông cũng chỉ là những người nông dân, công nhân, lao động bình thường... Vừa khiên cưỡng, vừa tốn kém và rất mất thời gian cuối cùng hiệu quả lại ít. Những thành quả đạt được, báo cáo chỉ là giả tạo nói dối cho nhau nghe.


Một bài toán có đáp số rất rõ ràng, đơn giản nhưng để bắt tay vào giải quyết quả là nan giải!


Còn vấn đề xa xôi hơn nữa nếu có bạn nào cho rằng muốn triệt để giải quyết tận gốc thì phải thế này thế kia?




Tạm thời cứ túc tắc cho nó lành nếu không sẽ mất máu rất nhiều cho dân tộc. Nhanh nhẩu đoảng không khéo chính những thành phần cơ hội, biến chất trong CA, QĐ sẽ là những kẻ đầu nậu cho một kiểu mafia chính trị thì khốn nạn cho dân tộc Việt Nam. Lúc đó ngày nào cũng có một bản tin một doanh nhân A bị tống tiền, chính trị gia B bị tai nạn xe cộ, một nhà báo C bị gài bẫy... xã hội cứ loạn cào cào cả lên.







________________________


(*) Xem thêm một số bài viết khác tương tự trên các báo chính thống trong các năm trước :




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét