Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Tý nữa thì chết!




 


Tý nữa thì chết!





Phương Bích


Xem ra vẫn không chữa được cái tật lớt phớt. Hôm nọ ngồi chè cháo, nhân nói về việc biểu tình, một vị nói:

-  Các cậu thật ngây thơ, lại đi biểu tình để ủng hộ ra luật biểu tình! Chẳng hóa ra các cậu biểu tình khi chưa có luật à? May cho các cậu là họ đàn áp đấy, nếu không là các cậu có tội với nhân dân đấy. Hiến pháp đã cho phép người dân có quyền biểu tình. Không có luật có nghĩa là cái quyền đó vẫn còn nguyên giá trị, vì làm gì có luật nào cao hơn Hiến pháp? Còn việc họ đàn áp, lịch sử sẽ phán xét!


Tôi cãi cối:

- Họ cũng biết thừa là chẳng phải người dân ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng đâu mà chỉ là mượn lời ông ta để khẳng định cái quyền biểu tình là chính thôi ạ.

- Thế nhưng người dân không ai có thì giờ để mà tìm hiểu cái đó. Họ chỉ biết: À! Mấy ông mấy bà ấy đi biểu tình ủng hộ thủ tướng đấy. Ủng hộ cái gì nhỉ? À! Ủng hộ ra Luật biểu tình! Chết mẹ không. Đòi ra một cái vốn đã có sẵn mới lạ chứ. Các vị thật là...

Thảo nào hôm 27/11 chả có vị nhân sĩ trí thức nào đi cả. Đến lúc thấy bị đàn áp, tôi còn thầm trách các bác ấy...Hóa ra các bác ấy rất tỉnh táo. Chỉ có mình là ngu quá. Hic! Đúng là nhiệt tình cộng với ngu dốt thành ra phá hoại. Nhưng có lẽ giời vẫn còn phù hộ, họ lại đàn áp chúng tôi. Nếu hôm đấy họ sốt sắng bảo: Được! Chúng tôi sẽ ra luật cho các vị ngay. Thế thì đúng là chúng tôi đắc tội mất rồi. Đúng là tý nữa thì chết.

Nhưng tôi vẫn thắc mắc, là ngay cả một số nước văn minh thì hình như biểu tình cũng phải xin phép đấy?

Không phải là xin phép mà là đăng ký - trong trường hợp biểu tình có người đứng ra tổ chức!

Đăng ký với xin phép là khác nhau đấy nhé. Ngay cả những cuộc biểu tình mang tính thời sự thì cũng không cần phải đăng ký, vì nếu thế nó sẽ mất tính thời sự đi.

Thực ra ngay từ hồi mọi người bàn tán xôn xao trên mạng về cái luật biểu tình, tôi đã có rất nhiều thắc mắc. Mới có biểu tình tự phát thế này mà các vị chính quyền đã cho người đến từng nhà vận động, đe dọa, gây đủ thứ sức ép từ việc ăn ở, học hành, việc làm (điều này càng chứng tỏ họ không có quyền cấm chứ nếu không họ mất thì giờ vận động, đe dọa...để làm gì). Bây giờ mà lại có người đứng ra tổ chức thì cái người ấy chắc khó mà bảo toàn. Thế nếu không có người đứng ra tổ chức thì đăng ký hay xin phép kiểu gì? Lũ lĩ cả trăm người cứ xếp hàng thì đến mùa quýt à? Chắc gì người còn sống đến lượt được phép biểu tình?

Tôi về đọc lại bài viết của bác Hoàng Xuân Phú. Mới được đoạn đầu đã thấy giật mình. Đúng là mình ngu thật. Lại thêm cái tội không đọc kỹ. Thế mà đã xoen xoét bảo thấy nó sáng rỡ như ban ngày, đùng đùng đi biểu tình ủng hộ ra luật biểu tình. May bác Phú không đọc, chứ không hẳn bác ấy cười chết. Xấu hổ quá đi thôi.



Vài nhận xét:



tranthihuongJan 27, 2012 02:26 AM

Biểu tình

Cuộc biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động thường diễn ra trong lịch sử được thực hiện bởi một nhóm người. Thuật ngữ này chỉ đến sự trưng bày một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này. Khái niệm này được phát triển bởi Mahatma Gandhi trong Phong trào độc lập Ấn Độ và bởi Martin Luther King, Jr. trong Phong trào Dân quyền Mỹ. Các biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực (tiếng Anh: activism), thường có những người tụ họp vào một nơi hay diễn hành trên đường phố để phát biểu ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng. Có lúc khi những hoạt động trước mặt hơn, như là cuộc phong tỏa hay cuộc biểu tình ngồi, cũng được gọi là cuộc biểu tình.

Các biểu tình có thể có mục đích bày tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, nhất là về một vụ bất công xã hội. Người ta thường nghĩ rằng càng thêm người tham gia cuộc biểu tình thì nó càng thành công hơn. Các biểu tình thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất địch.

Ở các nước dân chủ, luật biểu tình quy định rỏ khi nào được phép và khi nào cấm biểu tình. Xin phép biểu tình chỉ là một thủ tục để lực lượng an ninh có thể bảo đảm an toàn cho người biểu tình. Lực lượng an ninh chỉ được cấm biểu tình khi:

* Người biểu tình che mặt để không nhận dạng được.
* Người biểu tình mang theo các vật dụng nguy hiểm.

Cảnh sát chỉ được quay phim, chụp hình khi bạo động có thể xảy ra. Cảnh sát chỉ cang thiệp khi có bạo động.

Lưu ý: Xin phép biểu tình chỉ là một thủ tục để lực lượng an ninh có thể bảo đảm an toàn cho người biểu tình. Cảnh sát không thể từ chối cái QUYỀN tự nhiên của con người được .
 
Đã có lần cảnh sát không cấp giấy phép cho DÂN vì họ biểu dương lực lượng quá đông ,lại vừa đi vừa nhảy múa nữa ...nhưng tòa đã đã xử cảnh sát phải cấp phép cho DÂN đi biểu tình và phải đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng cho người biểu tình,vì đó là nhiệm vụ của cảnh sát,và là QUYỀN của DÂN .

Nhưng ở Việt nam ,đã có người xin phép ,không những không được cấp phép mà sau này họ đã bị bắt,và thật vô lý nghị định 38 ra đời ,không được tụ tập quá 5 người???.
 
Cho nên chị Doan nói :Việt nam dân chủ gấp vạn lần tư bản là sai hoàn toàn .

Phương BíchJan 27, 2012 03:13 AM
Ô, em chào bác Hường. Nói ra thấy xấu hổ quá bác ạ, nhưng vẫn phải "tự phê" trước. Luật gì thì Luật, cũng không được hạn chế quyền công dân phải không ạ? Thế mới dân chủ như chị Doan nói chứ ạ.

tranthihuongJan 27, 2012 05:50 AM

P.Bích làm mình nhớ lại một thời mu muội ,cứ cuối năm ,cả cơ quan lại họp bình bầu phê và tự phê...

Dưới đây đã nói rõ :Việt Nam ký và thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị vào ngày 24 tháng 09 năm 1982.

'Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị' (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật. Tính tới ngày 19 tháng 12 năm 2010, đã có 72 nước ký vào Công ước và 167 bên tham gia.[2] Trung Quốc, Cuba, Comoros, Nauru, và São Tomé và Príncipe đã ký nhưng chưa thông qua công ước.[1]

Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền[3] được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Cơ quan này có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và thẩm định các báo cáo nhân quyền của các nước. Mới đầu, các bên tham gia phải báo cáo định kỳ mỗi năm một lần, nhưng sau đó là bất kỳ khi nào Ủy ban giám sát yêu cầu (thông thường là bốn năm một lần). Ủy ban này họp trụ sở tại Geneva hoặc New York và thường có ba kỳ họp mỗi năm.

Trong đó nói rõ :...tự do phát biểu, tự do hội họp....Bởi vậy ,nhiều ngừơi có cùng chung một ý kiến về vấn đề náo đó trong xã hội như kinh tế ,chính trị,văn hóa xã hội...tập trung lại ,công khai bày tỏ ý kiến của mình ,để phản đối hay ủng hộ đều có quyền đó và gọi là biểu tình ,và nhất thiết phải xin phép chính quyền để bảo đảm an toàn ,trật tự cho xã hội ,và cho những người biểu tình.Chính quyền phải cấp phép ,vì Việt Nam đã ký và thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị vào ngày 24 tháng 09 năm 1982.


Phương BíchJan 27, 2012 06:09 AM

A đúng rồi, em quên mất một điều là người biểu tình đăng ký với chính quyền là để chính quyền biết và có kế hoạch bảo vệ người biểu tình, chứ không phải để chính quyền xét duyệt cho hay không cho biểu tình. Điều này vẫn còn nhiều người ngộ nhận lắm ạ.



Blog Phương Bích




 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét