Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

CHỦ TỊCH ĐẢNG VIỆT TÂN HỘI KIẾN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TÂY TẠNG LƯU VONG (*)




CHỦ TỊCH ĐẢNG VIỆT TÂN HỘI KIẾN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TÂY TẠNG LƯU VONG (*)

WebVT




Đáp lời mời của Bộ Ngoại Giao & Thông Tin của chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân đã tham dự Đại Hội Quốc Tế Ủng Hộ Dân Tộc Tây Tạng tại Dharamsala (**) vào trung tuần tháng 11/2012.






Trong dịp này, Thủ Tướng Lobsang Sangay đã có cuộc họp riêng khoảng 1 tiếng đồng hồ với ông Đỗ Hoàng Điềm tại Văn Phòng Thủ Tướng vào ngày 15/11/2012.






Thay mặt cho các đảng viên Việt Tân và nhiều người quan tâm khác, ông Đỗ Hoàng Điềm trân trọng chia buồn về việc gần 70 người dân Tây Tạng, bao gồm cả các tu sĩ, đã tự thiêu để đòi Bắc Kinh ngưng chính sách đàn áp và xóa bỏ văn hóa Tây Tạng. Ông cũng bày tỏ sự cảm phục đối với nỗ lực đấu tranh bền bỉ suốt 50 năm qua của dân tộc Tây Tạng trong nước và trên khắp thế giới, và đặc biệt cảm phục những thành quả của chính phủ Tây Tạng lưu vong trong nỗ lực chăm lo cho người dân của mình dù với phương tiện vô cùng hạn hẹp.


Thủ Tướng Sangay chia sẻ về những nỗ lực mà chính phủ của ông đã thực hiện trong 15 tháng qua kể từ khi ông đảm nhận trách vụ Thủ tướng. Ông đã đặc biệt tập trung đối phó với làn sóng gia tăng đàn áp của binh lính Bắc Kinh tại Tây Tạng, dẫn đến hành động phản kháng bằng ngọn lửa tự thiêu của hơn 70 người; cố gắng giải quyết vấn đề dân sinh cho người dân Tây Tạng lưu vong; và nỗ lực vận động quốc tế gia tăng áp lực lên bàn tay bạo hành của Bắc Kinh.


Về sự tương đồng giữa 2 dân tộc, ông Điềm trình bày một số nhận xét:


  • Dân tộc Việt Nam cũng đang bị cai trị bởi nhà nước độc tài CSVN dựa trên bạo lực. Vì vậy tình trạng thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý, công bằng tại Việt Nam cũng không khác nhiều những gì dân tộc Tây Tạng đang gánh chịu dưới sự cai trị của Trung Quốc.


  • Cả hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng đang phải đối đầu với cùng một thế lực nguy hiểm là giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tây Tạng thì bị họ trực tiếp cai trị. Việt Nam thì bị gián tiếp qua tay sai là giới lãnh đạo CSVN. Ngoài ra, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng đang bị Trung Quốc chiếm đoạt dần từng phần.


  • Vì vậy, hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng cần liên kết với nhau để cùng chống lại chính sách xâm lấn của Bắc Kinh. Đây là nhu cầu cấp thiết để gia tăng sức mạnh chung hầu có thể tạo áp lực hữu hiệu hơn lên Trung Quốc.


Thủ Tướng Sangay chia sẻ các quan tâm của ông về tình hình Việt Nam, đặc biệt là phản ứng của người Việt Nam khắp nơi trước sự xâm lấn của Trung Quốc.


  • Ông chia sẻ các loại phản ứng tương tự của người Tây Tạng. Chính phủ của ông đã kiên trì tiến hành chủ trương đấu tranh bất bạo động, và cùng lúc cố gắng duy trì sự đoàn kết trong nội bộ dân tộc Tây Tạng, nhất là trước sự nôn nóng của giới trẻ muốn có những hành động mạnh bạo hơn đối với Bắc Kinh.


  • Ông trình bày sự lạc quan tin tưởng vào trào lưu dân chủ từ Đông Âu, Bắc Phi rồi sẽ tới Á châu, trong đó có Tây Tạng và Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh tới yếu tố phải kiên nhẫn vì nỗ lực đấu tranh sẽ còn nhiều cam go cho cả 2 dân tộc.


  • Ông hân hoan đón nhận đề nghị hợp tác, đồng ý duy trì mối liên lạc, và tìm kiếm những cơ hội hợp tác cụ thể trong những ngày tháng tới.


Thủ tướng Lobsang Sangay vừa được tín nhiệm vào trách vụ lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng, tiếp nối Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là lần đầu tiên trong 400 năm qua đã có sự chuyển quyền lãnh đạo từ vị đứng đầu giáo hội Phật Giáo Tây Tạng sang một người không phải tu sĩ. Đức Đạt Lai Lạt Ma nay chỉ còn đóng vai cố vấn tâm linh và giao lại trách nhiệm lãnh đạo chính trị cho Thủ Tướng Sangay.






Nguồn: viettan


…....

Chú thích của Blogger Tâm Nhu:

(*) Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Chính quyền Trung ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration), chính thức là Chính quyền Trung ương Tây Tạng của ngài Đạt-lại Lạt-ma, là một tổ chức đóng ở Ấn Độ một phần thuộc Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 và một phần thuộc Thủ tướng Tây Tạng, với mục tiêu "đưa người tị nạn Tây Tạng về quê và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng". Được thành lập năm 1959 ở Ấn Độ, nó thường được gọi là chính phủ lưu vong Tây Tạng, nhưng trong khi cơ cấu nội bộ tổ chức này giống như một chính phủ, tổ chức này lại tuyên bố là không được thiết kế để giành quyền lực ở Tây Tạng mà sẽ giải thế ngay khi tự do được khôi phục ở Tây Tạng và chính quyền được lập bởi người Tạng ở bên trong Tây Tạng. Ngoài nhiệm vụ chính trị, chính quyền này còn quản lý một mạng lưới các trường học và một số hoạt động văn hóa cho người Tạng ở Ấn Độ. Ngày 1 tháng 2 năm 1991, chính quyền lưu vong này đã trở thành thành viên sáng lập của Tổ chức của các dân tộc và quốc gia không đại diện (UNPO) trong một cuộc lễ tổ chức ở Cung điện Hòa bình ở Den Haag (La Hay), Hà Lan.


Lãnh thổ Tây Tạng hiện nay bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý. Chính quyền Trung ương Tây Tạng coi tình trạng này là sự chiếm đóng quân sự bất hợp pháp. Quan điểm của Chính quyền Trung ương Tây Tạng là, “Tây Tạng là một nước riêng biệt có một lịch sử độc lập lâu đời”. Tuy nhiên, quan điểm chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là, “chính quyền trung ương Trung Quốc đã quản lý Tây Tạng tiếp tục trong thời gian kéo hơn 700 năm, Tây Tạng không bao giờ là quốc gia độc lập”, và sự độc lập của Tây Tạng "không là cái gì ngoài một điều hư cấu của những kẻ đế quốc đã công kích Trung Quốc trong lịch sử cận đại". Chính sách hiện hành của Đạt-lai Lạt-ma là ngài không theo đuổi độc lập đầy đủ cho Tây Tạng nhưng sẽ chấp nhận chế độ tự trị cho Tây Trạng trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Ông Lobsang Sangay, một học giả Harvard, hiện là Thủ tướng Tây Tạng lưu vong và hứa chống lại "chủ nghĩa thực dân" Trung Quốc và chống chính sách đồng hóa thô bạo của Bắc Kinh.




(**) Dharamsala được bao quanh bởi rừng thông và cây bách hương. Bầu không khí mát lành mạnh làm cho môi trường xung quanh rất hấp dẫn. Dharamsala, cũng là một nơi có nhiều du khách và những người đến đó để khám phá những ngọn núi chung quanh.


Hôm nay, Dharamsala đã trở thành đồng nghĩa với chính phủ Tây Tạng lưu vong và nhà lãnh đạo Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma.



Dharamsala in Himachal Pradesh....




Đức Đạt Lai Lạt Ma






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét