DÂN LÀM BÁO - VŨ ĐÔNG HÀ - VĂN HÓA TỪ CHỨC: BÁNH VẼ MỚI CỦA THỜI ĐẠI
Gieo rắc sợ hãi và ban bố niềm hy-vọng-kiểm-soát-được
là vũ khí sắc bén nhất, hiệu quả nhất của chế độ độc tài.
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trên những con đường đầy bụi và khói người ta đã thấy quá nhiều những biểu ngữ, panno mà cụm từ sau cùng là đạo đức, vinh quang, muôn năm và vĩ đại. Về nhà, ở diễn đàn quốc hội phóng ra từ màn hình nhỏ, trên các trang báo lề đảng, ngay cả ở lề Dân lẫn thông tấn quốc tế xôn xao một cụm từ mới: văn hóa từ chức. Từ bao năm rồi, đạo đức, văn hóa, nhân cách đã bị đem ra làm chiếc áo khoác lên người của những tên ăn cướp. Đức trị được tính toán có kế hoạch để trở thành những bánh vẽ, xâm nhập vào những nơi mà đáng lẽ ra phải là chỗ của Pháp trị. Văn hóa từ chức là một loại bánh vẽ mới nhất trong ao tù đảng là đạo đức là văn minh này.
Ở những nước "bình thường", từ chức đa phần là hành động sau cùng để giữ thể diện cá nhân. Không từ chức thì cũng bị đuổi nếu làm việc trong một công ty, hoặc bị truất phế nếu là một quan chức nhà nước hay một chính trị gia đang nắm một chức vị trong đảng. Đôi khi nó là kết quả của một cuộc thương lượng, mặc cả để giữ thể diện 2 bên - phía đuổi người và người sẽ bị đuổi. Có lúc nó xuất phát từ mục tiêu duy trì sự ổn định của thị trường hay niềm tin chính trị. Nhiều lúc hành động từ chức là cú vớt vát sau cùng để không có vết tì bị đuổi trên CV - Resume - sơ yếu lý lịch. Tóm lại, hành động rời chức vụ, bỏ ghế không tùy thuộc vào thiện chí của kẻ ra đi. Nó là kết quả đương nhiên của một trật tự trong quan hệ quyền hạn mang thuần tính pháp trị, theo những quy luật, quy ước hoạt động. Biến nó thành cái gọi là văn hóa (từ chức) là một việc làm khiên cưỡng.
Tại Việt Nam, sau bao nhiêu năm bị cai trị bởi một đảng độc tài, sự sợ hãi đã làm tê liệt mọi ý chí phản kháng của đại khối bị trị. Đa phần dân chúng trong nỗi sợ hãi (dẫn đến tuyệt vọng) đã phải bám vào - hoặc là thiện chí tự đổi thay của kẻ cai trị hay là từ những tranh giành quyền lực để mà tập đoàn cai trị tự đổi thay (!?). Thái độ của nhiều người trong cuộc đấu đá Ba-Tư vừa qua là tấm gương phản chiếu rõ nhất cho điều thứ 2 và sự tiếp đón tương đối nồng nhiệt cho khái niệm "Văn hóa từ chức" là một minh chứng mới cho điều thứ 1.
Nếu Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền hạn bãi nhiệm Thủ tướng theo như Điều 84 Hiến pháp thì thay vì áp dụng một nền pháp trị công minh, ông ĐBQH Dương Trung Quốc đã mang "đức trị" qua cái gọi là "văn hóa từ chức" vào nghị trường. Và nhiều người vỗ tay, phụ họa "văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng".
ĐBQH Dương Trung Quốc đặt câu hỏi chất vấn Thủ Tướng
Không! Từ chức, bãi nhiệm không bắt đầu từ cá nhân nào cả. Nó phải bắt đầu từ việc thi hành nghiêm chỉnh vai trò và trách nhiệm của mỗi bộ phận được quy định trong Hiến pháp quốc gia. Nó phải được áp dụng nghiêm khắc lên mọi thành viên - từ những đại biểu quốc hội cho đến Thủ tướng, Chủ tịch nước...
Và không phải ai cũng không biết điều này. Biết nhưng lờ đi vì bất lực trước một xã hội rừng rú và quyền hạn nằm hết trong tay của một tập đoàn tha hóa, sâu bọ mà chính những kẻ đứng đầu tập đoàn cũng phải thú nhận - thú nhận về những điều mà xã hội đã quá tỏ tường.
Người dân có thể hoan nghênh thiện chí của ông Dương Trung Quốc đã đại diện nhân dân đặt vấn đề với ông Thủ tướng. Nhưng trong trách nhiệm của Quốc Hội là cơ quan làm luật, sửa đổi luật và giám sát tối cao việc tuân theo luật, thiện chí của ông Quốc thật ra đã làm xấu thêm tình trạng quăng hiến pháp và luật pháp vào thùng rác khi áp dụng cho thành phần lãnh đạo.
Và không phải ông Dương Trung Quốc không biết điều này. Nhưng ông lờ đi.
Vì đất nước VN ngày hôm nay không phải chỉ có người dân sợ hãi. Chính những kẻ cầm quyền cũng đang sợ hãi nhau. Họ sợ hãi lẫn nhau không còn giống như thời các đảng viên cộng sản Sô Viết sợ trùm Stalin quá tàn bạo. Họ sợ hãi lẫn nhau vì biết chính mình cũng đang là kẻ phạm tội ít nhiều như những tên đồng chí bên cạnh, như tên đồng chí đứng trên kia đang quanh co đạo đức và bề dày cách mạng 51 năm. Nếu đem đặt để con cá kia nằm trên thớt thì tự họ cũng đang cho mình lên thớt.
Để cai trị lâu dài chế độ độc tài phải tiếp tục duy trì sự sợ hãi bao trùm. Bao trùm tất cả. Từ ngoài dân cho đến trong đảng. Nhưng chưa đủ. Tinh xảo hơn, thâm độc hơn, họ vừa duy trì nỗi sợ hãi vừa tạo ra những loại hy vọng mơ hồ kiểm soát được. Hy vọng có một ông đại biểu sẽ thay đổi guồng máy. Hy vọng ông này đánh ông kia chế độ sẽ sụp. Hy vọng các thành viên của một đảng (đã còng lên đầu dân tộc một thể chế phong kiến cai trị đời đời bằng cái còng số 4 hiến pháp) có cái gọi là văn hóa từ chức. Hy vọng tên tham nhũng gạo cội nhất, tham quyền cố vị nhất mở đầu cho vở kịch không bao giờ kéo màn mang tên văn hóa từ chức.
Đảng cộng sản VN luôn luôn muốn những người dân đang sợ hãi mang theo trong mình những niềm hy vọng kiểu này.
Gieo rắc sợ hãi VÀ ban bố niềm hy-vọng-kiểm-soát-được là vũ khí sắc bén nhất, hiệu quả nhất của chế độ độc tài.
I really like all of your writing. I hope you don't get bored to always share your experiences with me. Don't forget to visit my website below:
Trả lờiXóahealthzia.net
merpatiku.my.id
petsofusa.com
celanapria.my.id