Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

QUAN LÀM BÁO - MỖI NGÀY LÀ MA CÀ RỒNG LẠI HÚT THÊM MÁU CỦA NHÂN DÂN ĐỂ TRƯỜNG TỒN...




QUAN LÀM BÁO - MỖI NGÀY LÀ MA CÀ RỒNG LẠI HÚT THÊM MÁU CỦA NHÂN DÂN ĐỂ TRƯỜNG TỒN...







Quanlambao - Trước khi Vinacafe Biên Hoà lên sàn, nhờ hợp đồng tư vấn với Công ty Chứng khoán Bản Việt của 'Quốc vụ khanh Chính phủ Nguyễn Thanh Phượng' mà Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã thâu tóm được gần 50% của Vinacafe Biên Hoà để trở thành cổ đông lớn chi phối toàn bộ công ty Nhà nước cổ phần hoá này.


Sau khi lên sàn Masan đã tiếp tục thâu tóm và đến nay đã nắm đến 54%.


Nếu không có sự tiếp tay của Quốc vụ khanh Chính Phủ Nguyễn Thanh Phượng liệu Masan có thể trở thành cổ đông lớn nắm mọi quyền chi phối của Vinacafe mà hoàn toàn không cần phải thông qua bất cứ một cuộc đấu thầu giá nào cả. Hãy so sánh giá Masan thông qua Chứng khoán Bản Việt để mua và hôm nay mua trên sàn giao dịch thì sẽ thấy Nhà nước đã thất thoát thiệt hại hàng trăm tỷ đồng!


Vinacafe chỉ là một trong số hàng trăm công ty đang bị hút máu, rồi sẽ tiếp đến Tổng công ty rượu bia Sai gòn Sabeco, Mobifone...


Nền kinh tế Việt Nam đang mỗi ngày qua đi lại càng rơi vào tay bè lũ tham nhũng của cha con Nguyễn Tấn Dũng, thêm một ngày là một tội lỗi mới đối với nhân dân, đất nước kiệt quệ vì những con Ma cà rồng như Masan, như Bản Việt, như Techcombank, như NH Phương Nam, như Eximbank ... chuyên hút máu của nhân dân để trường tồn xây dựng đế chế bạo chúa, độc tài và làm tay sai cho giặc Tàu.


Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu nắm giữ tăng lên 14,4 triệu đơn vị, tương đương hơn 54% vốn điều lệ VCF.


Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Cosumer Corp) báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu VCF của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa.


Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, được đại diện bởi ông Nguyễn Đăng Quang và ông Trương Công Thắng - thành viên Hội đồng quản trị VCF, đăng ký mua gần 370 nghìn cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu nắm giữ tăng lên 14,4 triệu đơn vị, tương đương hơn 54% vốn điều lệ VCF.


Thời gian giao dịch từ 12/11 đến 12/12. Giao dịch theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.


Hiện, Hàng tiêu dùng Masan nắm giữ gần 14 triệu cổ phiếu VCF, tương đương 52,6% vốn điều lệ. Hiện nay, Hàng tiêu dùng Masan là cổ đông lớn nhất tại VCF, theo sau là Tổng công ty Cà phê Việt Nam với số lượng sở hữu là 9,91 triệu đơn vị, chiếm 37,3% vốn.


Đóng cửa giao dịch ngày 7/11, giá cổ phiếu VCF tại 150.000 đồng/cổ phiếu.


Theo Gafin


Đọc thêm:



Masan Consumer tăng tỷ lệ sở hữu tại VCF lên 52,62% vốn






CTCP Hàng tiêu dùng Masan đã mua vào 630 nghìn cổ phiếu VCF từ 2/10 đến 2/11, nâng tổng lượng sở hữu lên 13,98 triệu đơn vị.


Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Cosumer Corp) báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu VCF của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa.


Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, được đại diện bởi ông Nguyễn Đăng Quang và ông Trương Công Thắng - thành viên Hội đồng quản trị VCF, đã mua 630 nghìn cổ phiếu trên tổng số 1 triệu cổ phiếu đăng ký mua.


Thời gian giao dịch từ 2/10 đến 2/11. Nguyên nhân không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký là do diễn biến thị trường không phù hợp với chiến lược đầu tư của công ty. Giao dịch theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.


Trước giao dịch, Hàng tiêu dùng Masan nắm giữ 13,35 triệu cổ phiếu VCF, tương đương 50,25% vốn điều lệ. Sau giao dịch, số lượng cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sở hữu tăng lên 13,98 triệu đơn vị, tương đương 52,62% vốn điều lệ VCF.


Hiện nay, Hàng tiêu dùng Masan là cổ đông lớn nhất tại VCF, theo sau là Tổng công ty Cà phê Việt Nam với số lượng sở hữu là 9,91 triệu đơn vị, chiếm 37,3% vốn.


Đóng cửa giao dịch ngày 6/11, giá cổ phiếu VCF tăng 2,8% lên 145.000 đồng/cổ phiếu.


Theo Gafin



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét