Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học Yangon, Miến Điện
Người dịch Huỳnh Phan
TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar](Tiếng cười và vỗ tay) Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn.
/
Tôi đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.
Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian của lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.
Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây để tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và từ bên trong các biên giới này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều thoát khỏi Đế quốc Anh, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện. Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này.
Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn.
Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố. Chúng tôi được biết những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ. Và chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.
Khi tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.
Vì thế, hôm nay, tôi giữ lời hứa của mình và mở rộng tình thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội cho người dân, và có tác dụng như một động lực tăng trưởng cho thế giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và còn nhiều điều phải tiếp tục. Cải cách được đưa ra từ trên cùng của xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải được sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc Đẩu soi sáng cho mọi người dân của đất nước này.
Và thành công của các bạn trong nỗ lực đó thì quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có những giấc mơ chung: được chọn lựa lãnh đạo của chúng ta, được chung sống hòa bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy ra, không chỉ ở các thùng phiếu, mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Franklin Delano Roosevelt, một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh của Mỹ là điều gì đó hơn cái quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do thờ phượng, tự do thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và tự do thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng.
Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người. Và đó là những gì tôi muốn nói chuyện với các bạn hôm nay.
Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường có thể nghe được thấy, và các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân.
Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi – giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ chức.
Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng đất nước của các bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là điều không có gì bàn cãi. Đó là điều cho phép các quốc gia thành công. Đó là điều mà cải cách đã bắt đầu làm.
Thay vì bị đàn áp, quyền của người dân được tụ họp với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục được tháo dỡ. Và khi các bạn thực hiện những bước này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia. Các bạn có thể thấy tiến bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy nó tới”. Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do.
Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri, những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì mà thể chế ở Mỹ được thiết kế để thực hiện. Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, không phải điều ngược lại. Là Tổng thống và Tổng Tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối với nhân dân.
Ngược lại, bây giờ trên cương vị Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.
Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là điều mà các bạn phải vươn tới trong tương lai mà các bạn xứng đáng được hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều. Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật thì mạnh hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với người dân. Các bạn cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người lính và không có phụ nữ bị bóc lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp bảo đảm rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.
Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin rằng tất cả mọi người cần được tự do, thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu vật chất.
Đánh đổi ngục tù của sự bất lực bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với các bạn.
Khi những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao cải cách phải bảo đảm rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc ở đó.
Khi tài năng các bạn được cởi trói, thì cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty kinh doanh tới làm ăn ở đây, và chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải hơn đổ vào bên trong biên giới của các bạn, chúng tôi hy vọng và mong rằng nó sẽ nâng nhiều người lên hơn. Không thể chỉ giúp những người ở tầng lớp trên, mà còn phải giúp tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là điều làm cho một nước thay đổi nhanh chóng khi phát triển.
Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu tham nhũng bị bỏ lại phía sau. Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ.
Lãnh đạo bằng cách nêu gương, Mỹ khẳng định rằng các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch nếu họ làm ăn ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ Đối tác Chính phủ mở rộng của chúng tôi, để người dân có thể kỳ vọng về sự chịu trách nhiệm và biết được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ vận hành ra sao.
Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý do vì sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có điện, nước. Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp tác với cácbạn.
Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan dẫn đầu về phát triển của chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng là vựa lúa châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con đường cải cách.
Đất nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ chống lại khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất của một nước là người dân. Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc biệt những người trẻ.
Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua lại giữa các sinh viên của chúng ta. Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi các bạn.
Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các bạn muốn, và quyền của các bạn đối với phẩm giá con người cơ bản.
Đất nước này, cũng giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải mọi người đều giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện của các bạn. Tuy nhiên, trong đất nước này, chúng tôi đã nhìn thấy một số cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và ngăn chặn con đường phát triển.
Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê.
Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó. Đã quá lâu, người dân của bang này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền nát. Nhưng không có sự biện minh nào cho hành động bạo lực chống lại người dân vô tội. Và người Rohingya giữ cho chính họ – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các bạn, và tôi giữ.
Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì lợi ích chung của nhân loại, và vì tương lai của đất nước này, cần phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính phủ cam kết giải quyết các vấn đề của sự bất công và tinh thần trách nhiệm, và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn mà thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.
Mọi quốc gia đều vật vã trong việc xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi trên thế giới. Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù hình dáng các bạn ra sao, dù các bạn đến từ đâu, dù các bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được sống mà không bị các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là ai hoặc họ đến từ đâu.
Chỉ có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì. Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó, các bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu. Đất nước của các bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó.
Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo Phật, đạo Ấn và người không có đạo. Câu chuyện của chúng tôi được định hình bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ phai dần. Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số nhiều đó, chúng tôi là một quốc gia và chúng tôi là một dân tộc. Và sự thật đó , lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những điều đã làm nước Mỹ vĩ đại.
Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng có thể. Mỗi người bên đất nước này là một phần của câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là nguyên nhân của sự yếu kém, đó là sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.
Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi.
Trong nhiều cách, sợ hãi là thế lực chặn giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ xung đột và các loại vũ khí chiến tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác. Trong một vài giai đoạn đen tối nhất, lúc Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một khái luận về (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ mất mát làm hư hỏng những người nắm lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”
Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hi vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp diễn. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng thái tự nhiên của con người văn minh.” Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của cuộc sống ở đất nước này.
Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Đó là lý do tại sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không những đối với khu vực này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển tới một nơi vị thế tốt đẹp hơn.
Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong một thập kỷ, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.
Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà chuyển tới- các nước đang lớn mạnh, và các nền dân chủ đang nổi lên; các chính phủ đang hợp tác nhau; tiến bộ đang xây dựng trên sự đa dạng chạy khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và các thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên giống như thế nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta và bước tới trước với một ý thức quan tâm lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau.
Và ở đây tại Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho khắp châu Á: Chúng ta không cần phải được xác định bởi các ngục tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Đối với lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một bàn tay mở rộng từ Hoa Kỳ.
Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, và công chính hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là một người bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.
Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị quá cô lập có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ đi đôi với phát triển. Tôi nói điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người ở đất nước này, những người không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hi vọng vẫn còn là cái gì đó nằm ở chân trời xa xôi.
Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở với các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng tôi và hi vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.
Như một cựu tù nhân đã nêu ra trong nói chuyện với đồng bào của ông, “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phảiTổng thống, Chủ tịch, mà là công dân. (Vỗ tay)
Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội nhưng cuối cùng, các bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì. Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các loại can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của bạn đã thể hiện.
Con đường phía trước sẽ được đánh dấu bởi những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với long tự tin rằng những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới. Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó. Vì vậy, cezu tin bad de.[Xin cám ơn các bạn] (Vỗ tay).
Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)
23 Nhận xét:
Năm Darwin đã nói
Tàu Khựa nhìn mà tức. Nhân dân VN nhìn mà ao ước. Riêng lãnh đạo đảng CSVN thì đang chạy loanh quanh 16 chử vàng, 4 tốt và nhìn vào quá khứ “thắng Mỹ” để tự sướng.
Công Lý đã nói
” …. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phảiTổng thống, Chủ tịch, mà là công dân …” (Trích bài nói chuyện của TT Obama)
Bài nói chuyện của Tổng Thống Obama thật tuyệt vời xin miễn bình luận. Liên tưởng ở nước Việt Nam ta cố chủ tịch Hồ chí Minh đã một thời từng căn dặn ,giáo dục cán bộ là phải lấy dân làm gốc nhưng thực tế lại không như vậy , cho nên dân Nam kỳ có câu ” Nói zậy nhưng không phải zậy” . Rất mong các đ/c đảng viên cán bộ Việt Nam nên tìm nghe ,đọc bài nói chuyện của Tổng Thống Obama mà ngẫm lại mình . thấy xấu hổ lắm .
Câu nói của Tổng Thống bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu trước khi rút chạy khỏi Sài gòn cách đây 37 năm đã trở thành nổi tiếng ” Đừng nghe cộng sản nói hãy nhìn cộng sản làm”
Hoan hô Miama đã từ giã chế độ độc tài chuyển sang thế giới dân chủ và tiến bộ , xây dựng nhà nước pháp quyền do dân vì dân
Bao giờ đến Việt Nam ?
Dân mất Nác. đã nói
Chúc mừng dân tộc Miama đã có một người nữ anh hùng kiên cường, bất khuất là bà Daw Aung San Suu Kyi, và những người lãnh đạo sáng suốt có tâm huyết với đất nước, biết vứt bỏ những tư tưởng cố chấp, thiển cận, để đưa đất nước bước lên con đường hùng mạnh. Qua bài nói chuyện của Obama, ta thấy rỏ ràng ông này đầu óc và ăn nói kém tổng Trọng nhà ta một trời một vực, cụ Tổng nhà ta thì nói những chuyện tận trên thiên đường, còn Obama chỉ biết nói những chuyện ở ngay đất nước mà ông đang đứng.
dân gian đã nói
Cái may cho người dân Myanma là đảng cầm quyền của họ không tham và ngu như 175 con người tạo ra BCH ĐCS VN.
Mu Sic đã nói
Trích: …thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng
Obama ăn cắp câu thần chú của đảng ta hehe…
Ha Le đã nói
Là Tổng thống của nước Mỹ, nhưng ông ấy còn có dáng dấp và tầm cỡ của một… Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc!
nghiemphe đã nói
Bai noi gianh cho Mianmar, doc hieu ky TUNG CAU, thay nhu gianh cho moi nuoc doc dang lac hau tren the gioi trong do co VN, TUONG LAI GI CHO VN????!!!!!!!
dân gian đã nói
Thay mặt BCH TƯ ĐCS VN tôi xin nhận xét: OBM là thằng thần kinh, không chấp nhận bài giảng về tự do, dân chủ của tay này. Theo kiểu của nó là phải bỏ điều 4 HP. Nhưng chấp nhận tiền của nó. Hết!
nghiemphe đã nói
CUC KY TUYET VOI – BAI NOI cua TTMY, – xu so THE GIOI DAI DONG dau tien cua qua dat nay. =Dieu noi bat la het suc thong minh va NHAN DAO. Nho lai hinh anh OBAMA dung ben ttntd : thu tuong NTD mat beo xung xia, het suc venh vao, bam tron den muc tho thien ngu muoi, OBAMA het suc tuoi cuoi nha nhan, gay com thanh thoat, lam lien tuong ngay toi QUY THAN 2 vai luon ben canh moi nguoi …(trong Thien Chua giao). CHAN CHO LU DAU DAT VN CUOP DOAT THANH QUA LONG YEU NUOC CUA TOAN DAN VIET BAY LAU NAY ROI. (1945-2012)……ngay tu ban dau da tro mat va ngay cang lo ro TRI TE XAU XA…
Dế Mèn đã nói
Tôi xin gửi lại đoạn diễn văn của TT Obama mà bạn No Way Out đã trích dẫn: “Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó”.
Có lời nói nào chân thành hơn từ những người nắm quyền lực cao nhất của một quốc gia hơn những lời nói này của TT Obama – người có thể nói là nắm quyền lực cao nhất thế giới? Và đây là bài học về ý thức, trách nhiệm bảo vệ thể chế dân chủ – tôn trọng và bảo vệ Tam Quyền Phân Lập – của lãnh đạo quốc gia.
Bài học này rõ ràng TT Obama dành cho Theinsein của Miến Điện, nhưng nó được đọc trên miền đất của châu Á, miền đất của sự nhọc nhằn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Sự nhọc nhằn ấy chưa chắc đã thể hiện gay go, gian khổ, tốn nhiều xương máu và tủi nhục của người dân Miến hơn là ở các vùng đất khác của châu Á. Người dân TQ, Việt Nam, kể cả Kampuchia có lẽ còn cay đắng, tủi cực hơn, đổ nhiều xương máu, nước mắt hơn mà vẫn chưa thấy ánh sáng huy hoàng của nhân quyền, của văn minh ló dạng.
Do vậy, nó còn là bài học, thông điệp gửi đến những lãnh tụ độc đảng ở TQ, VN, và Kampuchia. Nó là gợi ý, chia xẻ tinh thần lãnh đạo nhân bản, văn minh, văn hiến và tiến bộ nhất của lịch sử nhân loại. Nhưng đồng thời còn là cảnh báo bởi nó là hướng đi duy nhất, hợp lý nhất, là qui luật của xã hội. Trái với nó, sẽ là sự tàn rụi và bại vong, đầy nhục nhã, đổ vỡ!
Nhân “mùa chất vấn” của các đại biểu QH với chính phủ vừa rồi, thiết nghĩ các ông TBT, CTN, TT và các bộ trưởng, cũng như các đại biểu QH nên học tập, chiêm nghiệm các ý tưởng của TT Obama để mà biết cách thay đổi trong việc lãnh đạo đất nước. Được vậy còn gì bằng.
Mà nhắc đến TT Obama, nghĩ đến vận mệnh tổ quốc dân tộc. Dân ta, đất nước ta, bao giờ mới bằng người? Dân tộc khôn ắt sẽ có lãnh tụ giỏi, dân tộc giỏi ắt sản sinh lãnh tụ khôn. Chứ không phải các lãnh tụ phường tuồng trí trá, xuẩn ngốc, nghờ nghệt vụng dại như dân tộc chúng ta đang có.
dân gian đã nói
Thủ tướng NTD được nắm tay Tổng thống OBM ở Campuchia rồi đấy, đứng ngang hàng, dòng họ ông TT có quyền tự hào. Nhưng không phải vì thế mà trí tuệ của ông OBM sẽ được truyền sang NTD đâu nhé!
Dân mất Nác. đã nói
Obama phải cúi xuống đề nắm tay T/T ta, chắc ông Obama này muốn học hỏi kinh nghiệm “quản lý” quyền lực, kinh tế cùa 3D đây mà.
No Way Out đã nói
Các ông TB. CTN và Thủ Tướng VN nên đọc và hiểu kỹ câu này để thấy bọn tư bản giãy chết sao nó ngu thế ! Đảng cứ độc quyền lãnh đạo cả Hành pháp , Lập pháp và Tư pháp cho nó gọn ! Đảng vừa đá banh vừa thổi còi xem có vẻ văn hóa hơn bọn Tư Bản :
***Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.
Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON – BS « Vô Ngã đã nói
[...] Miến Điện. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của [...]
No Way Out đã nói
TT Hoa Kỳ Obama chọn viếng thăm Miến Điện sau khi nhậm chức là đúng rồi ! Không lẽ chọn VN , nơi mà không có dân chủ , tự do và quyền con người để viếng thăm? Không lẽ một khôi nguyên Hòa Bình Nobel lại đi thăm ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Tập Cận Bình , chúa đảng của Mafia Chính Trị ?
Chúng ta hay tự hào là 4,000 năm chống giặc ngoại xâm trong khi Miến Điện cùng một lúc bị nằm kẹp giữa 2 gả khổng lồ mà vẫn thoát được và tự lập một cách ngoạn mục ! Nên nhớ Miến Điện cũng là một trong vài quốc gia hiếm hoi đã đánh thắng Đế Quốc Nguyên Mông vào thế kỷ 13 !
4L đã nói
Xin cảm ơn BTV và Huỳnh Phan đã post bài diễn văn tuyệt vời của TT Obama. Qua sự kiện này tôi thật sự ngưỡng mộ tổng thống Thein Sein. Ông xứng đáng được nhận giải Nobel Hòa bình. Ước gì Việt nam mình cũng có một lãnh tụ như Ngài.
Cựu đảng viên đã nói
Một bài phát biểu súc tích, sâu sắc và đi vào lòng người, không màu mè, sáo rỗng như những bài phát biểu của các ông lãnh đạo VN.
Tuyệt vời Hoa Kỳ! Tuyệt vời Myanamar! Từ một đất nước bị cô lâp, bị cấm vận hàng chục năm, Myanmar đã bứt lên hòa nhập với cộng đồng thế giới bằng việc thực thi một nền dân chủ thực sự (chứ không giả tạo như ở VN). Lãnh đạo Myanmar mà đứng đầu là Tổng thống Thein Sein đã đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết để đưa đất nước tiến lên. Với đà này, chỉ dăm năm nữa thôi, Myanmar sẽ hơn hẳn VN về tất cả các mặt. Đó là điều không thể chối cãi.
Hãy nhìn hàng nghìn người dân Myanmar đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ với sự ngưỡng mộ và háo hức chưa từng thấy cũng đủ biết rằng người dân ở đây đón nhận nền văn minh, dân chủ như thế nào. Liệu Tập Cận Bình/Trương Tấn Sang khi sang đó có được đón như vậy không. Nằm mơ!
Về phía VN, có thể nói, do ban lãnh đạo CS dốt nát nhưng bảo thủ, tham nhũng, lại có thái độ không dứt khoát với bọn bá quyền Bắc Kinh nên Hoa Kỳ có lẽ cũng sẽ không cần đến VN như trước đây nữa. Họ đã có Thái Lan, Philippin, Singapo, giờ đây là Myanmar.(chưa kể Nhật, Hàn, Úc) để làm đối trọng với Tầu. Với chính sách đối ngoại nửa vời, VN sẽ ngày càng cô lập, không có đồng minh, trừ cái thằng đồng chí “4 tốt” đểu cáng. Ngay cả Lào, Campuchia cũng đã và đang ngoảnh mặt lại với VN.
dân gian đã nói
Riêng đối với 175 Ủy viên BCH ĐCS VN, chỉ cần có đồng chí 4 tốt là đủ để lên thiên đường rồi.
Thực tế 175 ủy viên này có cuộc sống so vói người dân nghèo ở việt nam có khác gì đang sống trên thiên đường đâu?
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG OBAMA TẠI ĐẠI HỌC YANGON, MIẾN ĐIỆN (White House) « Ngoclinhvugia's Blog đã nói
[...] Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học Yangon, Miến Điện [...]
Nguyễn Thị Chinh đã nói
Quá tuyệt vời, rất rõ ràng, rất xúc động khi được nghe những lời của TT. Obama. Nó khác rất xa những gì những vị lãnh đạo ” của dân – do dân – vì dân ” của VN nói. Nói thực chả cần nghe cũng biết các vị ấy nói gì, lải nhải hết ngày này qua ngày khác mà không biết ngượng. TT. Obama nói rất rõ: Tôi có thể bổ nhiệm một thẩm phán, nhưng không có quyền lệnh ông ta phải xử thế nào và ông ta có quyền phán quyết việc làm của Tổng thống có phù hợp pháp luật hay không? ” Ở VN là án bỏ túi, do đảng quyết, chỉ cần 2 bao cao su cũng đủ 7 năm tù. Hu hu thiên đường XHCN là đây.
Loan đã nói
Cảm ơn Tổng Thống Obama bài nói chuyện hay quá . Mơ ước 1 ngày đẹp trời cũng những lời này được nói ở quê hương tôi Việt nam.
phó thủ tướng phụ trách "hạ uy tín" đã nói
Ông Clinton cũng có nói rồi nhưng khi dịch ra tiếng Việt thì bị cắt mất, hu hu.
Dân mất Nác. đã nói
Định hướng XHCN của ta là ở trên thiên đàng í, Obama chỉ biết nói chuyện ở quả địa cầu này thôi.
kong biet den bao gio dan toc viet nam huong tu do nhu nhung nguoi dan mien dien bay gio ;;;chac chan khong lau dau boi vi dan vn bay da hieu ro bo mat that cua bon ban' nuoc hai dan naay roi
Trả lờiXóaNhục và xấu hổ cho các ngài lãnh đạo CSVN, hơn 60 năm đã làm gì cho đất nước VN ???? nhờ các bạn trả lời. Các ngài lãnh đạo CSVN sẽ tiếp tục đưa đất nước VN trỡ thành 1 nước lạc hậu nhứt trong khối Đông Nam Á
Trả lờiXóa