Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM CÓ THỂ BỊ PHÁ SẢN? - HÀNG TRĂM NGƯỜI "VÂY" AGRIBANK... ĐÒI NỢ




Hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể bị phá sản?




Ảnh minh họa. Nguồn: interrnet.




Việt Nam có ít nhất 10 ngân hàng có khả năng phá sản, nhưng hiện thời chưa được công bố. Những ngân hàng này, sau khi phá sản sẽ kéo theo bao nhiêu ngân hàng và các doanh nghiêp khác và đây sẽ là phản ứng dây chuyền? Giới thiệu bạn đọc một số thông tin tham khảo.


Ngân hàng Việt Nam không thể nào đòi lại 1 triệu tỉ đồng các cty, tập đoàn quốc doanh đang nợ (Vietstock, 29/01/2012). Tiền lời mà thôi cũng không thể đòi, ví dụ EVN nợ 200 ngàn tỉ đồng, hàng năm lấy đâu ra 40 ngàn – 50 ngàn tỉ đồng trả tiền lời? (VnEconomy, 19/12/2011). Nợ cá nhân, cty tư nhân, cũng không khả quan gì hơn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng là 3 triệu tỉ đồng (Tiền Phong, 3/1/2012). Tính đơn giản, lời rẻ 20% (ông Nghĩa nói đầu vào đã 21%, đầu ra hiện nay 25-27%), thì tiền lời hàng năm các ngân hàng phải thu về là 26% GDP, tức 600 ngàn tỉ đồng, khoảng 28,57 tỉ USD.

Trong khi đó, chính phủ VN nói GDP 106 tỉ USD/ năm, như thế trọn 25% tổng sản lượng quốc gia phải chi vào tiền lời. Đây là con số không tưởng, đơn giản là không đủ lợi nhuận để trả tiền lời cao như vậy, mà chỉ trả nổi chừng 10% GDP là cao, tức là hơn 1/2 số nợ sẽ phải là nợ xấu: Thay vì thu tiền lời đáng 25% GDP, thì chỉ thu về chừng 10%, số còn lại bị quỵt.

Do đó, khó thu hồi được chỉ tiền lời, nói gì đến vốn. Các ngân hàng còn hoạt động được chỉ do gian lận sổ sách, nợ xấu thành nợ tốt, mới còn hoạt động, còn khai lời khủng để lấy tiền thưởng quan chức cấp cao trong đó, mà thôi.


Tự đảo nợ

Năm ngoái, nhiều ngân hàng khai “lời khủng” chỉ vì họ tính “nợ có thể đòi được” quá cao, có nơi tới 97%, trong khi thực tế chính họ cũng biết là số này có thể không tới 50%.

Nhiều con nợ đã không trả 1 xu tiền lời, tiền vốn, từ nhiều năm nay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “tỉnh bơ” tính lời chồng chất, họ “tự đảo nợ giùm” cho các nơi này, rồi tính vào “tiền lời”.

Trong thời gian qua, liên tục nhiều ngân hàng có nhiều chục ngàn tỉ đồng trong sổ sách, chứ trong kho chẳng còn bao nhiêu tỉ đồng, phải liên tục mượn liên ngân hàng, mượn NHNN, để lấy tiền trả lại cho khách vào đòi tiền.

Chính các nơi này luôn “phá giá”, liều mạng trả tiền lời thật cao để lấy tiền trả lại cho người gởi, đang khi họ đi thúc nợ, đòi nợ, chứ chẳng còn tiền cho vay mới.

Đô la xuống, thật ra còn có hại cho họ, do thu về bán ra rẻ mạt! Các đây 3, 6 tháng, họ mua đô la giá cao hơn bây giờ, cho vay, nay thu lại tính ra còn lỗ vốn.

Số nợ xấu ngày càng tăng cao khủng khiếp, trong số 3 triệu tỉ đồng cho vay, có lẽ có đến 1,5 – 2 triệu tỉ đồng không thể thu hồi. CP VN không thể nào in ra số tiền lớn như vậy để cứu HỆ THỐNG ngân hàng, mà chỉ có thể cứu vài cái bết bát nhất, rồi chờ thời, đùn đẩy, chối bỏ sự thật, mà thôi.

—————————-

VnEconomy, Nợ của EVN đã lên tới 200.000 tỷ đồng, 19/12/2011,  http://vneconomy.vn/2011121910323255P0C5/no-cua-evn-da-len-toi-200000-ty-dong.htm

Tiền Phong, Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích, 3/1/2012, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/563143/Cai-cach-kinh-te-nam-2012-Vuot-can-ngai-cua-nhom-loi-ich-tpov.html

Vietstock, “Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời”, 29/01/2012, http://www.vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/213188-con-dao-phai-du-sac-de-cat-nhung-cuc-cung-loi-thoi.aspx

Bonus: Danh sách độ mươi ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nằm trong nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng trong năm nay) có nguy cơ phá sản.
  1. Ngân hàng Phương Tây
  2. Ngân hàng Phương Nam
  3. Ngân hàng Đại Tín
  4. Ngân hàng Bắc Á
  5. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
  6. Ngân hàng Tiên Phong
  7. Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
  8. Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank)
  9. Ngân hàng Nam Á
  10. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
  11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB – đã sáp nhập với Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa)
Danh sách này được lưu hành trên mạng và chưa được kiểm chứng.


Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu


“…Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó…”

Theo chính con số trên, các tập đoàn, tổng cty quốc doanh nợ TRÊN 1 TRIỆU TỈ ĐỒNG.

Tức là có thể 1 triệu tỉ lẻ 1 đồng, có thể 2, 3 triệu tỉ đồng. Chúng ta hãy tạm lấy con số tối thiểu: nợ 1 triệu tỉ đồng, tức 47,6 tỉ USD, theo giá USD = 21000 VND.

Theo đó, số vốn chủ sở hữu là 1/1,67, tức là 28,5 tỉ USD.

Vốn chủ sở hữu khác xa giá trị công ty. Theo tình hình hiện tại, có phần chắc là vốn chủ sở hữu cao hơn giá trị cty nhiều, do chính ông Huệ công nhận, rất nhiều cty, tập đoàn bị lỗ nhiều năm.

Như vậy, cho dù đem bán hết các cty, tập đoàn quốc doanh này, cũng khó đem lại 28,5 tỉ USD, mà có thể chỉ 20, 15, hoặc chỉ vài tỉ USD.


Không thể trả nợ

Trong khi đó, số nợ 1 triệu tỉ VND còn đó, quy ra 47,6 tỉ USD còn đó, làm sao giải quyết?

Nhiều ngân hàng “lời khủng” trong năm ngoái, là vì họ tin chắc sẽ thu hồi lại tất cả tiền họ cho vay.

Đang khi, chính họ cũng biết, là đa số dư nợ họ cho vay sẽ không thể nào đòi lại được.

Như trên, chỉ tính cty, tập đoàn quốc doanh, số cho vay là “hơn 1 triệu tỉ đồng”, nếu lấy tiền lời giá rẻ là 20%, thì hàng năm tiền lời lên tới 200 ngàn tỉ đồng, tức khoảng 9,52 tỉ USD.

Trong khi đó, cùng trong bài trên, họ nói: “Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%”.

Mà toàn bộ nền KT VN, theo chính phủ VN công bố, chỉ khoảng 90-106 tỉ USD mà thôi, tùy bản báo cáo.

Cho là cao nhất, theo họ nói, là 106 tỉ USD, như vậy, các cty, tập đoàn này có doanh số hàng năm khoảng 38% của 90-106 tỉ USD, tức là khoảng 34,2 – 40,28 tỉ USD.

Như vậy, cho là các cty, tập đoàn có doanh số hàng năm 38 tỉ USD, làm sao họ trả tiền lời ngân hàng 9,52 tỉ USD, tức là 25%.

Nói khác đi, 1/4 doanh số họ có phải dùng để trả tiền lời.

Xin nhắc lại, KHÔNG PHẢI LỢI NHUẬN, mà là tổng doanh số họ thu vào, chưa trừ vốn (lương công nhân, nguyên nhiên vật liệu, thuế, v.v…), cứ 4 đồng thì phải trả nợ 1 đồng.

Chưa hết, bài trên cũng thú nhận: “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN chưa bao giờ qua được 6% trong suốt hơn 10 năm qua.”

Hiện nay đang lỗ nặng, nhưng chúng ta hãy rộng lượng, lấy con số vào năm lời nhiều nhất, đó là 6%.

Đây là con số CHƯA trừ lạm phát, trả nợ ngân hàng vì 2 món này là khoảng 15% + 25% tức 40%, không thể lời 46%.

Như vậy, chưa tính bị lạm phát, họ phải trả tiền lời 25% doanh số, do đó cho dù “lời 6%” thì vẫn lỗ 19% doanh số, cho dù là trong năm thuận lợi nhất.

Và 19% doanh số tức là 19% của 38% GDP tức là 7,22% GDP, là con số CP VN phải bù lỗ hàng năm cho các cty này, trong năm thuận lợi nhất, lời 6% trên doanh số.

Trong năm như năm nay, tổng cộng các cty, tập đoàn quốc doanh cho dù là huế vốn, thì vẫn lỗ tiền lời 25% doanh số, tức 25% của 38% GDP, = 9,5% GDP = 8,55 đến 10,1 tỉ USD.

Tính ra tiền VN là vào khoảng 180 ngàn tỉ đến 210 ngàn tỉ đồng, chỉ để phụ cấp cho các cty, tập đoàn quốc doanh khỏi lỗ mất vốn trong năm rồi, cho dù họ kinh doanh huề vốn. Thực tế, họ có thể lỗ hàng mấy chục % vốn.

CP VN không còn cách nào khác, ngoài việc in ra ít nhất 200 ngàn tỉ đồng năm nay cho các cty, tập đoàn quốc doanh để họ trả TIỀN LỜI cho các ngân hàng, để tránh việc sụp đổ HỆ THỐNG ngân hàng.

Hệ lụy này chưa dừng ở đó mà còn tác động tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam mà chúng tôi sẽ đăng trong bài kế tiếp. Mong các bạn đón đọc.


Nguồn: kinh tế Việt Nam


***


Hàng trăm người "vây" Agribank…đòi nợ




Sáng nay (10/5), hàng trăm cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty đã kéo đến trụ sở của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) để đòi nợ...

Họ mang băng rôn, biểu ngữ tập trung đứng ngồi la liệt phía trước trụ sở của Agribank tại đường Nguyễn Cơ Thạch từ rất sớm. Những người này còn mang theo đồ ăn, thức uống với quyết tâm “cố thủ” tại đây, cho đến 12h trưa nay vẫn chưa có dấu hiệu giải tán.



Những người này tập trung tại trụ sở Agribank
để đòi nợ từ rất sớm.



Theo tìm hiểu của phóng viên, những người tới ‘vây’ trụ sở Agribank đều là cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty: công ty Cổ phần thép Việt Nhật, công ty TNHH thương mại Tràng An, công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, công ty Cổ phần thiết bị Dầu khí, Công ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng…cùng nhau kéo đến trụ sở của Agribank để đòi nợ với số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng.

Được biết, các công ty này đều bán thiết bị, nguyên vật liệu cho cùng một đơn vị là công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng có trụ sở tại Khu đô thị mới Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội dưới sự bảo lãnh của chi nhánh Ngân hàng Agribank Hồng Hà có trụ sở tại 164 Trần Quang Khải.

Tuy nhiên, khi hàng đã giao tận tay, đến thời hạn trả tiền trong hợp đồng mua bán, công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng lại không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình cho các công ty đã bán thiết bị, nguyên vật liệu cho công ty này.



Cho đến trưa nay, những người tới đứng ngồi la liệt tại trụ sở của Agribank để đòi nợ vẫn chưa có dấu hiệu giải tán.
Ảnh: Nhật Nam



Theo hợp đồng bảo lãnh, khi công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng không thực hiện được việc trả nợ thì đơn vị bảo lãnh là ngân hàng chi nhánh Agribank Hồng Hà phải có trách nhiệm thanh toán cho các công ty nói trên. Tuy nhiên, đã hết thời gian bảo lãnh, thời hạn trả nợ theo quy định từ nhiều tháng nay nhưng Agribank vẫn “trây ì”, không thanh toán nợ cho các công ty.

Có mặt tại trụ sở Agribank sáng nay, ông Hoàng Minh Phương, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Thép Việt Nhật, một trong số các công ty bị ỉm số tiền khoảng 30 tỷ đồng, cho biết: “Khi bán hàng cho Tân Hồng, thấy Agribank là một ngân hàng lớn đứng ra bảo lãnh nên chúng tôi mới yên tâm giao hàng, không ngờ khi xảy ra chuyện, Agribank lại có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm. Không có tiền, chúng tôi phải nợ lương công nhân nhiều tháng nay”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ngoài công ty Cổ phần thép Việt Nhật, Agribank chi nhánh Hồng Hà còn bảo lãnh cho Tân Hồng nợ công ty Cổ phần thiết bị Dầu khí 141 tỷ đồng, công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên khoảng 20 tỷ đồng, Công ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng hơn 22 tỷ đồng…

Theo Nhật Nam
Báo Đất Việt




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét