Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

NGƯỜI PHỤ NỮ TRƯỚC CÁC VẤN NẠN XÃ HỘI



Người phụ nữ trước các vấn nạn xã hội


Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-03-07


Xã hội Việt Nam hiện nay đang đứng trước vô số vấn đề cần phải giải quyết. Đối với một số phụ nữ thì thách thức đó là gì và làm thế nào để giải quyết?



AFP
Biểu tình phản đối TQ lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 3 tháng 7, 2011. AFP


Các vấn nạn xã hội

Cuộc sống khó khăn lo chạy ăn từng bữa cho gia đình của nhiều người, và tình trạng đói nghèo của đại đa số người dân trong xã hội  khi mà một số sống xa hoa giàu có được nêu lên như là quan tâm chính của hai người nữ mà chúng tôi nói chuyện trước ngày 8 tháng 3 năm nay.

Trước hết đó là những chia xẻ của bà Phương Bích, một phụ nữ từng tham gia các cuộc biểu tình hồi mùa hè năm ngoái chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam:

Tôi mong muốn cũng như những người dân bình thường khác: có cuộc sống đảm bảo thì mới có thể nghĩ đến người khác. Chứ bây giờ lúc nào cũng phải lo ‘cơm áo, gạo tiền’. Nhà nước phát triển đúng nghĩa phải để cho ‘dân giàu, nước mạnh’.


"Đang đói khổ mà phát triển kinh tế không đúng, một người dân như chúng tôi cũng có thể thấy điều đó. Đó là chuyện xây đường sắt cao tốc, xây nhà máy điện hạt nhân... Những điều đó rất xa vời mà qua phân tích của các nhà khoa học, và thế giới lên tiếng mà nhà nước cứ phớt lờ."
bà Phương Bích



Người nông dân đi mót từng hạt lúa rơi. AFP


Ngoài cuộc sống khó khăn của người dân, những bất công, ngang trái còn rất nhiều. Nhà nước, báo chí cũng thừa nhận những điều đó, ví dụ như tham nhũng chẳng hạn. Đang đói khổ mà phát triển kinh tế không đúng, một người dân như chúng tôi cũng có thể thấy điều đó. Đó là chuyện xây đường sắt cao tốc, xây nhà máy điện hạt nhân... Những điều đó rất xa vời mà qua phân tích của các nhà khoa học, và thế giới lên tiếng mà nhà nước cứ phớt lờ.

Gần là chuyện dân mất đất, bị đẩy vào cùng đường phải lên tiếng. Những chuyện oan ức như thế chưa được giải quyết.

Và bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh trước đây:


"nhà nước cũng có ý định dành một số quyền cho người phụ nữ. Điều đó có thể tại một số nơi như thành phố lớn, chỗ có ‘văn minh’ chiếu đến thì phụ nữ có thể tạm gọi là tốt hơn trước. Nhưng tôi buồn vì theo sách báo, và những nơi xa xôi hẻo lánh mà tôi đi đến, người ta quá khổ."
bà Nguyễn Nguyên Bình


Chính sách là nam nữ bình quyền, và nhà nước cũng có ý định dành một số quyền cho người phụ nữ. Điều đó có thể tại một số nơi như thành phố lớn, chỗ có ‘văn minh’ chiếu đến thì phụ nữ có thể tạm gọi là tốt hơn trước. Nhưng tôi buồn vì theo sách báo, và những nơi xa xôi hẻo lánh mà tôi đi đến, người ta quá khổ. Cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều khổ- khổ quá chứ không phải khổ bình thường.

Trong đó phụ nữ khổ nhất: ví dụ ở nông thôn vì hoàn cảnh làm ăn khó khăn, nông nghiệp có thể do quản lý không tốt nên làm ăn không hiệu quả, từ đó đàn ông ra thành phố làm việc, phụ nữ đi làm osin; nhưng có



Bà Bùi Thị Minh Hằng với biễu ngữ: "Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình", trước khi bị bắt.


những nơi bế tắc nên đàn ông càng nghèo khổ không biết làm gì đổ ra uống rượu rồi trút vào đầu vợ con để thỏa cơn tức giận mà không biết giận ai.

Trong xã hội thì tôi thấy có ý kiến Việt Nam khó phát triển, từ đó khiến mọi người khó phát triển, cho những người vốn sinh ra không may mắn. Nhiều thiết chế không thuận lợi cho phát triển.

Theo bà Nguyễn thị Tư, một người dân tỉnh Bình Thuận bị mất đất một cách bất công phải đi khiếu nại lâu nay, thì mối quan tâm hàng đầu của bản thân bà là tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, mà chính các vị lãnh đạo đất nước từng lên tiếng thừa nhận:


“ở nông thôn vì hoàn cảnh làm ăn khó khăn, nông nghiệp có thể do quản lý không tốt nên làm ăn không hiệu quả, từ đó đàn ông ra thành phố làm việc, phụ nữ đi làm osin; nhưng có những nơi bế tắc nên đàn ông càng nghèo khổ không biết làm gì đổ ra uống rượu rồi trút vào đầu vợ con”
bà Nguyễn Nguyên Bình


Tham nhũng trên toàn quốc. Người nông dân mất đất. Họ ra luật mà không thi hành. Do bức xúc nhiều khi mình từ chỗ là nguyên đơn trở thành bị cáo.

Lý giải

Giải thích cho tình trạng trì trệ của Việt Nam hiện nay, bà Nguyễn Nguyên Bình lập luận:

Thiết chế xã hội có nhiều thứ không được giải phóng nên chậm phát triển. Tôi nghĩ đó không phải trách nhiệm của người dân, vì người dân ở nước nào cũng thế thôi. Trách nhiện để cho đất nước chậm phát triển,



bà Đặng Bích Phượng (Phương Bích - tác giả của ghi chép: Bước chân vào chốn ngục tù, đăng trên NXD-Blog)


và có những nguy cơ mà người ta suốt ngày cứ ‘ra rả chống diễn biến hòa bình, hay không hòa bình’ là do nhóm hay những người có quyền điều chỉnh đất nước.

Và người dân thường như bà Nguyễn Thị Tư ở Bình Thuận cũng có lý giải cho tình trạng tham nhũng không thể xóa bỏ ở Việt Nam hiện nay:


“Ông Lê Đức Trung, phó ban phòng chống tham nhũng tỉnh tôi thừa nhận trước hội nghị quốc tế rằng tham nhũng của tỉnh Bình Thuận chỉ xử lý mười mấy phần trăm thôi. Những người  tham nhũng là quan chức cấp cao, còn nạn nhân bị trù dập bằng nhiều cách.”
bà Nguyễn Thị Tư


Họ cũng vì tư lợi cho bản thân họ. Ông Lê Đức Trung, phó ban phòng chống tham nhũng tỉnh tôi thừa nhận trước hội nghị quốc tế rằng tham nhũng của tỉnh Bình Thuận chỉ xử lý mười mấy phần trăm thôi. Những người  tham nhũng là quan chức cấp cao, còn nạn nhân bị trù dập bằng nhiều cách.

Ý kiến đề xuất

Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy được tình hình sa sút nghiêm trọng về đạo đức của nhiều đảng viên trong bộ máy lãnh đạo chính quyền. Vừa qua đảng lại có những nghị quyết, hội nghị về chỉnh đốn.

Tuy nhiên theo nhận xét của những người dân như bà Phương Bích, bà Nguyễn Nguyên Bình, bà Nguyễn Thị Tư thì nếu nói suông như lâu nay  tình hình sẽ không có gì chuyển biến, mà phải có những hành động cụ thể.

Bà Nguyễn Thị Tư nói về điều này:


“Trên đời chẳng có gì dễ dàng cả,chẳng qua người ta không muốn làm vì đụng chạm đến quyền lợi của ‘nhóm lợi ích’; chứ không có gì là không thể không làm được.”
Bà Phương Bích



Một phự nữ tham gia biểu tình trước tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà nội. Tháng 12, 2007/AFP


Nói thì mới nói đây thôi, chứ còn thực hiện thì chưa thấy thực hiện gì hết.

Bà Phương Bích có ý kiến về cách thức thoát ra khỏi tình hình có thể gọi là ‘bế tắc’ của Việt Nam hiện nay:

Trên đời chẳng có gì dễ dàng cả,chẳng qua người ta không muốn làm vì đụng chạm đến quyền lợi của ‘nhóm lợi ích’; chứ không có gì là không thể không làm được.

Trong khi đó bà Nguyễn Nguyên Bình có một đề xuất cụ thể:

Tức phải làm thế nào cho đất nước được ‘hài hòa’, phải làm thế nào để không phải lúc nào cũng ‘ra rả nói là phản động này hay phản động kia, chống diễn biến hòa bình’. Hãy tự mình diễn biến đi. Tôi nghe nói có nước vốn rất độc tài, nhưng người ta đã ‘diễn biến’ trở lại và đã mang cho đất nước không khí hòa bình, dân chủ, mà chẳng thấy ai làm gì được cả, chẳng hỏng hóc gì.


“Phải đứng về phía nhân dân, dù trước nguy cơ ngoại xâm nào đó, tốt nhất chính phủ và nhân dân phải đứng chung một khối với nhau, không nhìn nhau như thù địch nữa thì đất nước mới tiến lên ‘dân giàu, nước mạnh”.
bà Nguyễn Nguyên Bình


Phải đứng về phía nhân dân, dù trước nguy cơ ngoại xâm nào đó, tốt nhất chính phủ và nhân dân phải đứng chung một khối với nhau, không nhìn nhau như thù địch nữa thì đất nước mới tiến lên ‘dân giàu, nước mạnh’. Đối với nước ngoài không phải tốn kém tiền để mua ‘máy bay, tàu bò’, những vũ khí đắt tiền để làm gì. Cứ chính phủ và nhân dân đứng về một phía với nhau, đoàn kết với nhau, sức mạnh sẽ rất lớn và không có nước nào điều khiển, lăm le xâm chiếm được mình cả.

Trong lịch sử Việt Nam, trước đây có câu ‘giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’. Ngày nay, nhiều phụ nữ Việt chứng tỏ họ không hề thua sút bất cứ ai trong mọi lĩnh vực. Những ý kiến và đóng góp của nữ giới chắc chắn sẽ góp phần đưa đất nước đi lên chứ không trì trệ với bao vấn nạn đang được nêu ra hằng ngày.


..

1 nhận xét:

  1. Dân kinh doanh thì không dại gì đụng đến cộng sản, nhưng về vùng quê gặp nông dân mà nói chuyện thì họ chỉ có nước lắc đầu chịu không nổi, hoặc chửi đổng cho hả giận. Và 100% là thế.

    Trả lờiXóa