VÌ SAO CỘNG SẢN LẠI THÍCH MÀU ĐỎ?
Nhân vật Bạc Hy Lai nổi tiếng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc sa thải. Bạc trở nên nổi tiếng một phần là nhờ chiến dịch “đỏ” của ông, trong đó ông cổ vũ “quay về nền văn hoá Mao-ít với việc công dân hát nhạc yêu nước và mặc quần áo màu đỏ.” Tại sao cộng sản lại thích màu đỏ?
Vì nó là màu sắc của cách mạng. Khởi đầu trong thời kỳ đi lên của những người thuộc hội Jacobin trong Cách mạng Pháp, những lá cờ đỏ là biểu tượng cho sự đứng lên chống lại hệ thống chính quyền, khi họ bắt đầu bằng việc giương cờ đỏ ở Pháp và lan sang các nước như Đức, Đan Mạnh, Ý, Áo và Ba Lan. Bản Tuyên ngôn Cộng sản cũng đã được phát hành trong cùng năm, và những người đi theo nó đã chiến đấu dưới cùng ngọn cờ đỏ với những người chủ trương dân chủ và những người theo chủ nghĩa vô chính phủ.
Lá cờ đỏ không luôn đại diện cho việc khởi nghĩa của dân chúng. Trước đấy, nó là biểu tượng cấp cứu, và được dùng để báo hiệu khi cần có thiết quân luật. Khi đám đông dân chúng đòi hỏi hạ bệ vua Luis XVI voà năm 1791, lá cờ đỏ đã được phất lên không chỉ bởi những nhà cách mạng mà còn từ những người phản cách mạng. Nhà văn và nhà sử học Thomas Carlyle kể lại việc đám đông đã “giận dữ hò hét chế nhạo” dữ dội khi trông thấy nó. Tương tự, trong tiểu thuyết “Câu chuyện của hai thành phố”, khi Dickens kể lại đám đông đã “náo động dưới lá cờ đỏ và khi đất nước họ tuyên bố đang gặp hiểm nguy,” ông đang nói về lá cờ của chính phủ.
Tuy nhiên, chính thể Mác-xít đầu tiên sử dụng màu đỏ như là màu sắc chính thức chính là Công xã Paris, từng nắm giữ Paris trong một thời gian ngắn vào năm 1871. (Họ đã cắm cờ đỏ thay vì cờ Tam tài của Pháp.) Không bao lâu sau, Mác đã được những người chống đối mình mệnh danh là “Bác sĩ Khủng bố Đỏ.” E sợ mối đe doạ đỏ tấn công, cảnh sát Phổ đã cấm dùng màu đỏ “trên ký tự đầu tiên của những băng rôn biểu tình.” Những thị dân trẻ trong phong trào “Đến với Nhân dân” của Pyotr Lavrov năm 1874 đã mặc “áo đỏ và quần rộng” khi họ về sống với nông dân. Đến năm 1889 lá cờ đỏ đã gây cảm hứng cho những nhà xã hội trẻ khiến họ ca lên những bài hát như “Ngọn Cờ Đỏ” do nhà xã hội và phóng viên Jim Connell người Ireland sáng tác năm 1889. Lời ca của bài hát biểu lộ tính đẫm máu của lá cờ: Ngọn cờ của nhân dân mang màu đỏ sẫm,/ Nó luôn che chở cái chết cho những anh hùng của chúng ta/ Và không bao lâu tứ chư của họ sẽ lạnh cứng,/ Máu từ tim họ nhuộm từng nếp gấp.”
Với cuộc Cách mạng Bôn Sê Vích năm 1917 và sự đi lên của Hồng quân, màu đỏ trở thành một hiện tượng lớn trên thế giới. Nước Ý đã trải qua những cuộc nổi dậy trong giai đoạn Biennio Rosso, “Hai năm đỏ”, bắt đầu từ 1919. Hoa Kỳ có cơn Kinh hoàng Đỏ lần thứ nhất từ 1919 đến 1920, trong đó tờ New York Times cảnh báo về “Cơn cuồng nộ Đỏ”. Đến những năm 1950 nỗi sợ hãi đối với chủ nghĩa xã hội đã lên đến đỉnh điểm đến nỗi đội bóng chày Cincinatti Reds phải đổi tên thành Redlegs để tránh bị ngộ nhận. Thậm chí trong những thể chế dân chủ hiện tại màu đỏ vẫn thường được liên hệ với chủ nghĩa cấp tiến, ví dụ như trong đảng Lao Động ở Anh. (Màu của đảng Bảo Thủ là xanh dương.) Việc người Mỹ liên hệ đảng Cộng Hoà với màu đỏ và đảng Dân chủ với màu xanh chỉ xuất hiện từ cuộc bầu cử năm 2000.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét