Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

DÂN OAN CÁC NƠI TIẾP TỤC KÉO VỀ HÀ NỘI




  
 Dân oan các nơi tiếp tục kéo về Hà Nội


22/03/12 8:59 AM




Trong hai ngày qua, dân oan từ các nơi như Thôn Hà Khê, xã Vân Hà – huyện Đông Anh, HN; thôn Ngọc Xuyên – Xã Đại Bái – huyện Gia Bình – Bắc Ninh; 3 xã huyện Văn Giang và một số nơi khác như Hải Phòng, Đaknông đã kéo tới các cơ quan Trung ương đóng tại Hà Nội, để yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại tài sản đất đai đã bị chính quyền cưỡng chiếm cách bất hợp pháp giao cho các công ty tư nhân kinh doanh địa ốc hoặc xây dựng khu du lịch sinh thái.

Hôm qua, hàng trăm người đã kiên nhẫn ngồi chờ trước cổng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) số 46 Tràng thi, Hà Nội và sáng nay, tiếp tục kéo tới Văn phòng Quốc hội, số 35, Ngô Quyền.



Dân oan các nơi kéo về số 46 Tràng thi ngày 21/3/2012

Nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng lớn công an các loại, bên cạnh đó, nhiều công an chìm được cài cắm ngồi lẫn vào với người dân. Những người đi đường nếu muốn chụp ảnh cũng rất khó khăn, bởi lực lượng được cho là “quần chúng tự phát” sẵn sàng ào tới cướp máy ảnh bất kể người chụp ảnh là ai.







Dân oan kéo về 35 Ngô Quyền sàng ngày 22/3/2012


Trong một diễn biến khác, chiều hôm qua 21/3/2012, người dân xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa xe tang vào Ủy ban Nhân dẫn xã Thiên Lộc yêu cầu chính quyền làm rõ về cái chết của anh Lê Quang Trọng 25 tuổi, bị chết bất tử tại đồn công an và được công an địa phương cho rằng đã chết vì tự tử vào ngày 19/3 trước đó.

Hiện tượng công an nhân dân đánh chết nhân dân trong mấy năm qua đã trở thành hệ thống. Theo một thống kê không chính thức được nhắc tên trên các phương tiện truyền thông nhà nước, những nạn nhân bị công an đánh đến chết không phải nhỏ. Có khoảng gần 30 trường hợp bị công an đánh chết trong nhà tạm giam của công an trong những năm qua:



Người dân xã Thiên Lộc kéo xe tang vào UBND xã chiều 21/3/2012
(ảnh vietnamnet)


Ngày 14.7.2009, chỉ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, anh Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi dẫn đến cái chết thảm thương. Hàng ngàn người dân Gia Lai kéo đến công an biểu lộ thái độ bất bình trước hành xử thiếu tính người của công an. Không phục thiện, vẫn hung hãn kiêu binh, công an Gia Lai đã bắt 75 người dân tống giam! Hôm sau, trong số người bị bắt, anh thanh niên trẻ khỏe Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết âm thầm trong nhà giam công an Gia Lai!

Ngày 21.11.2009, anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, chết trong trại tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội!

Ngày 28.11.2009, anh Đặng Trung Trịnh, 32 tuổi, chết ở trụ sở công an xã Tiên Động, huyện Tứ Kì, Hải Dương!

Ngày 22.12.2009, ông Nguyễn Văn Long, 41 tuổi, chiều bị công an xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước bắt. Tối vợ đến thăm thấy ông Long sưng u, bầm dập khắp người và nghe ông Long rên rỉ: Bị đánh dữ! Đau lắm! Chắc không sống nổi! Quả nhiên, sáng hôm sau công an đến báo cho vợ ông Long biết: Ông Long đã chết!

Ngày 21.1.2010, anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết tại trại tạm giam của công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội!



Xe cán bộ bị người dân xã Thiên Lộc ném đá (ảnh vietnamnet)


Ngày 24.4.2010, anh Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị một cảnh sát giao thông và một công an xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đánh chấn thương nặng đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và xương cung gò má phải, dập tủy, đứt dây chằng dọc trước, gãy bốn răng, tính mạng nguy kịch!

Ngày 7.5.2010, anh Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị giam ở công an Điện Bàn, Quảng Nam!



Xe cảnh sát bị người dân xã Thiên Lộc đập bể kính chiều 21/3
(ảnh vietnamnet)


Ngày 25.5.2010, dân xã Tĩnh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa tập trung ngăn cản không cho chính quyền thu hồi đất một cách cưỡng bức, áp đặt, công an liền nổ súng bắn gục hai người dân, em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi chết tại chỗ, ông Lê Hữu Nam, 43 tuổi, bị thương nặng, năm ngày sau chết!

Ngày 7.6.2010, ông Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi bị hai công an xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội đánh chết!

Ngày 30.6.2010, ông Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết khi bị tạm giam ở công an Đại Từ, Thái Nguyên!

Ngày 3.7.2010, ông Nguyễn Thành Năm, 43 tuổi, bị công an và dân phòng đánh chết trong đám tang ở Cồn Dầu, Đà Nẵng!

Ngày 23.7.2010, anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị bắt vào công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, chỉ mấy giờ sau, chết gục trong nhà công an!

Ngày 6.8.2010, chị Hoàng Thị Trà, 20 tuổi, sinh viên, bị cảnh sát mặc thường phục bắn, viên đạn xuyên đùi, phá vỡ xương chậu!

Ngày 8.8.2010, anh Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết khi bị giam ở công an Hậu Giang!

Ngày 9.9.2010, ông Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai!

Ngày 28.2.2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội, bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân. Bệnh viện Việt Đức phải mổ cấp cứu xác định ông Tùng bị giập hai đốt sống cổ và chấn thương khắp người! Tám ngày sau ông Tùng chết!”

Ngày  25.4.2011, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở CA huyện Bến Cát và có để lại lá thư tuyệt mệnh. Anh Nhựt là thủ kho của Cty lốp xe Kumho đóng tại KCN Mỹ Phước 3. Anh bị mời về trụ sở CA huyện Bến Cát để làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ôtô xảy ra tại Cty này.

Ngày 19.3.2012, anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) được cho là đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khi người thân của Trọng nhận được tin báo từ cơ quan công an, thì thi thể nạn nhân đã được đưa vào nhà xác Bệnh viện Đa khoa Can Lộc.

Hầu hết các nạn nhân này đều được công an giải thích “tự tử chết” hoặc bằng giây cột giày, bằng áo sơ mi hoặc như anh Nguyễn Công Nhật đã tự tử bằng giây sạc pin điện thoại.

Sự dung túng của nhà cầm quyền Hà Nội bao che cho nhau với phương châm “chỉ biết còn đảng còn mình” đang gây nên biết bao thảm họa cho dân lành vô tội khắp nơi trên đất nước này.

Chúng tôi kêu gọi lương tri của những nhà lãnh đạo đất nước: hãy dừng lại trước khi quá muộn!


22/3/2012






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét