Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

DÂN LÀM BÁO - TRỊNH KIM TIẾN: NHẬN ĐỊNH PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ TRUNG TÁ CÔNG AN NGUYỄN VĂN NINH ĐÁNH CHẾT DÂN








DÂN LÀM BÁO - TRỊNH KIM TIẾN:  NHẬN ĐỊNH PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ TRUNG TÁ CÔNG AN NGUYỄN VĂN NINH ĐÁNH CHẾT DÂN







"Công an có thể đánh chết người trong vòng vài tiếng, nhưng gia đình tôi đã mất nửa tháng để đợi kết quả khám nghiệm cái chết của bố mình, và hệ thống pháp luật phải cần đến hơn 1 năm rưỡi để vẫn còn đang loay hoay chuẩn định cái xác công lý đang còn sống hay đã chết."


Trịnh Kim Tiến - Hành trình cho công lý bắt đầu cách đây một năm rưỡi khi bố tôi phải oan ức từ giã cõi đời này, bỏ lại sau lưng mẹ, vợ và các con. Tất cả khởi đầu bởi bàn tay của những người đang nắm trong tay quyền lực và trách nhiệm bảo vệ pháp luật. Đứng đầu thủ phạm trong vụ án công an đánh chết người là Trung tá Nguyễn Văn Ninh. Một năm rưỡi trôi qua để có thể kết luận: Công lý vẫn đang bị bóp nghẹt, công lý đang bị bỏ tù, công lý không có được bằng sự xin cho, và vì thế công lý phải tranh đấu mới có được, nếu không sẽ có thêm nhiều người khác giống như bố tôi, bởi vì sẽ có nhiều Nguyễn Văn Ninh khác sẵn sàng thủ ác vì biết rằng "công lý" đang đứng về phía những kẻ sát nhân.


Vào thời điểm bố tôi bị công an đánh chết, việc công an làm chết người đã trở thành vấn nạn lan tràn. Đi kèm đó là tình trạng kéo dài thời gian để dư luận lãng quên và làm chìm xuồng nhiều vụ việc. Vụ việc công an bắn chết người ở Nghi Sơn là một thí dụ điển hình.


Truy cập google "công an giết người" có đến 37.400.000 kết quả.

Truy cập google "công an đánh chết người" có đến 49.300.000 kết quả.

Truy cập google "công an đánh dân" có đến 89.800.000 kết quả.


Và một trong nhiều tổng kết về những cái chết của người dân đã được phổ biến:



Tất cả đều quy về một nỗi âu lo, một mối đau thương, một bầu tang tóc: Công Lý bị cho vắng mặt, bị giam cầm, người dân lúc nào cũng lo lắng "vào sinh ra tử" khi đối diện với cửa đồn công an.


Công lý vắng mặt trong tiến trình xét xử:


Bố tôi mất ngày 08/ 03/ 2011 nhưng đến ngày 01/11/ 2011 thì mới có thông báo lần đầu tiên đưa thủ phạm ra xét xử trong phiên tòa sơ thẩm. Sau 8 tháng, thông báo này đã được thông tin trên báo chí, trong khi gia đình chúng tôi không nhận được một văn bản chính thức nào từ tòa án. Đây là một sai trái ngay từ đầu.


Ngày 17/ 11/ 2011, phiên tòa sơ thẩm đã không diễn ra và không một lý do giải thích chính đáng từ tòa án. Truyền thông báo chí đăng tải về thông báo phiên xử nhưng đến khi hoãn không lý do thì cũng không có một thông tin, bình luận, nhận xét gì về lý do hoãn xử.


Cho đến nay, sau một năm rưỡi, chúng tôi nhận được tổng cộng 4 lần giấy triệu tập từ tòa, nhưng đến 5 lần nhận được lịch xử vụ án Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết bố tôi và tổng cộng 3 lần đình hoãn xét xử từ tòa án.


Tình trạng"hoãn" và "thiếu công khai, minh bạch" có sẽ tiếp tục xảy ra trong phiên tòa Phúc thẩm vào ngày 17/ 07/ 2012?


Phiên tòa sơ thẩm kết thúc vào ngày 13/ 01/ 2012 với bản án 4 năm tù và tội danh "làm chết người trong lúc thi hành công vụ" dành cho Nguyễn Văn Ninh. Bản án này đi ngược lại thực tế là Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã "cố ý gây thương tích" và dẫn đến cái chết của bố tôi - ông Trịnh Xuân Tùng.


Bên cạnh đó, tất cả những người đồng phạm như dân phòng và các công an trực ban phường Thịnh Liệt đều không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Việc bỏ sót tội phạm này đi ngược lại với thực tế là không phải chỉ một mình trung tá công an Nguyễn Văn Ninh là hung thủ dẫn đến cái chết của bố tôi. Những "sự thật" này đã bị "cấm xuất hiện" trước phiên tòa khi Tòa sơ thẩm đã không triệu tập đầy đủ nhân chứng của vụ án, dù luật sư của chúng tôi đã yêu cầu.


Việc "bịt miệng công lý" để che giấu "sự thật" lại tái diễn trong phiên tòa Phúc thẩm ngày 14/ 05 khi các nhân chứng, và thậm chí cả những người đồng phạm có trách nhiệm liên quan, một lần nữa cũng không có mặt tại phiên tòa. Công lý đã bị o ép từ Sơ thẩm sang đến Phúc thẩm. Chính vì vậy mà chúng tôi đã cực lực phản đối với sự hỗ trợ, lên tiếng của dư luận. Kết quả là Tòa Phúc thẩm buộc lòng phải hoãn phiên xử vào ngày ngày 14/ 05/ 2012.


Ngay tại Tòa án ngày hôm đó, 14/ 05, tôi đã làm đơn đề nghị triệu tập đầy đủ những người có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan theo yêu cầu của Hội đồng xét xử, và nộp cho thư ký tòa.


Một điểm đáng ngạc nhiên và không chấp nhận được: thư ký Tòa phúc thẩm lại hỏi xin số điện thoại của nhân chứng từ tôi - nguyên đơn. Tại sao lại có chuyện này, bởi các chi tiết, thông tin để liên lạc của những người có liên quan đến vụ án đều đã được thể hiện rõ trong hồ sơ, phía Tòa án hoàn toàn nắm vững thông tin. Và trên nguyên tắc, việc liên lạc giữa gia đình nạn nhân và nhân chứng thường bị xem là yếu tố nhạy cảm trước mỗi phiên tòa.


Liệu tính trạng “bưng bít thông tin” sẽ tiếp tục xảy ra trong phiên tòa Phúc thẩm vào ngày 17/ 07/ 2012?


Trái với những phiên tòa xét xử khác liên quan đến người thi hành công vụ được truyền thông đưa tin, người dân tham dự đông đảo, điển hình là vụ xử nữ sinh Phạm Thị Mỹ Linh tát CSGT, các phiên tòa xử Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh hoàn toàn khác hẳn:


- Phòng xử III, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Hà Nội , 262 Đội Cấn - nơi đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm bị hoãn ngày 14/05/2012: nhỏ và hẹp, chỉ chừng khoảng 30m2, có 10 hàng ghế ngắn ở phía cuối phòng, mỗi hàng ghế chỉ có thể ngồi khoảng 4 người. Tổng cộng dành cho khoảng 40 người tham dự.


- Trong phiên xử (bị hoãn sau đó) vào ngày 14/ 05, lực lượng công an đã ngồi đến kín 6 hàng ghế. Tức là công an chiếm hơn nữa phòng xử nhỏ bé, chật chội. Phần còn lại không thể có đủ chỗ cho những người có trách nhiệm liên quan chứ đừng nói đến các phóng viên hay những người thân, anh chị em của bố tôi, hoặc xa hơn là những người quan tâm đến vụ án.


- Rất có thể phiên tòa bị xử kín. Không cho người dân quan tâm, phóng viên được tự do tham dự, mặc dù đây là phiên tòa công khai. Kết quả khung cảnh của phòng xử là công an "chiếm ngự", còn lại và vài người trong gia đình của chúng tôi và gia đình ông Ninh.


- Kết quả là sự chứng kiến rộng rãi của những người dân quan tâm, thông tin báo chí của truyền thông đối với một vụ án có ảnh hưởng rộng lớn lên xã hội (không phải là 1 vụ án xử chuyện riêng tư) đã bị ngăn chặn tại tòa án.


- Ngoài ra, không biết rằng phiên tòa xử có bị gộp chung 3, 4 vụ án khác nhau trong một buổi sáng hay không? Cả "không gian" lẫn "thời gian" đã bị o ép và đi sai với quy trình tố tụng trong phiên tòa phúc thẩm bị hoãn trước đó.


Quay lưng lại với những yêu cầu chính đáng của người dân:


Trước những sai trái có hệ thống đó, ngoài việc yêu cầu tòa án thực thi một tiến trình xét xử công bằng và nghiêm chỉnh, chúng tôi - thân nhân của nạn nhân bị công an giết chết, đã nỗ lực truyền tải những yêu cầu chính đáng của mình đến với các ban ngành trách nhiệm khác nhau.


Chắc hẳn những ai quan tâm đến vụ án vẫn còn nhớ đến ngày 17/07/2011, với mong muốn công lý được thực thi, ba người phụ nữ chúng tôi - chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền - vợ anh Nguyễn Công Nhựt - người bị đánh chết trong đồn công an tỉnh Bến Cát - Bình Dương, mẹ của anh Nhựt, cùng với tôi đã cùng chia sẻ nỗi đau, cùng đồng hành với nhau đi đòi công lý. Với tấm di ảnh của người thân trên tay, chúng tôi đã đến tận các cơ quan, trụ sở thi hành pháp luật ở Hà Nội và dừng lại tại cổng Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.


Tôi đã gửi đơn thư đến Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, và chúng tôi đã cùng đồng gửi đơn lên Quốc hội về vấn nạn công an lạm dụng quyền lực đánh chết dân. Cho đến nay mọi chuyện vẫn rơi vào khoảng không và sự im lặng và không hề nhận được bất cứ hồi âm nào. Trong khi đó, tình trạng công an đánh chết người vẫn tiếp tục diễn ra.


Tất cả đã chứng minh một thực tế không thể chối cãi: công lý không những vắng mặt tại căn phòng chật chội 10 hàng ghế ngồi, 6 hàng ghế chiếm giữ bởi công an, truyền thông và quần chúng bị ngăn chặn bởi quyết định "xử kín"; Công lý đã vắng mặt ở những nơi khác, trong con tim và bộ não của nhiều người đang cầm các cân công lý điều hành đất nước.


Cho đến bao giờ những tranh đấu và đòi hỏi chính đáng của người dân về công lý mới được thực thi?


Khi mà thân nhân của những người bị hại như chúng tôi, còn bị ngăn chặn, áp bức, dọa nạt ngay trước cổng phiên tòa ngày 14/05/2012, khi mà chúng tôi giơ cao lời đề nghị pháp luật xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội. Thật khó có thể biết được diễn tiến của phiên tòa sắp tới.


Trong những ngày tang thương, khi xác của bố tôi vẫn còn nằm trong nhà xác, tôi đã nói với những bạn bè thân quen rằng: "Công an có thể đánh chết người trong vòng vài tiếng, nhưng gia đình em đã mất nửa tháng để đợi kết quả khám nghiệm cái chết của bố mình."


Ngày hôm nay, tôi có thể nói rằng:


"Công an có thể đánh chết người trong vòng vài tiếng, nhưng gia đình tôi đã mất nửa tháng để đợi kết quả khám nghiệm cái chết của bố mình, và hệ thống pháp luật phải cần đến hơn 1 năm rưỡi để vẫn còn đang loay hoay chuẩn định cái xác công lý đang còn sống hay đã chết."


Riêng tôi và những bạn bè hỗ trợ tôi vẫn luôn tin rằng Công lý không bao giờ chết. Công lý chỉ có thể bị bỏ tù và chúng tôi phải tranh đấu để một ngày nào đó công lý có được tự do và đứng về phía nhân dân. Lúc đó, những kẻ thủ ác mới biết rằng tội ác không còn được bao che, dung dưỡng mà phải được xét xử và trừng phạt công minh. Lúc đó tình trạng công an giết dân lành một cách vô tội vạ mới thực sự chấm dứt.







facebook.com/notes/trinh-kim-kim

*

Những bài liên quan đã đăng:

Thư mời tham dự phiên tòa phúc thẩm vụ án Trung tá công an đánh chết người

Công lý có hiện hữu hay không?

Thư gửi Hội Luật gia Việt Nam

Phiên xử lần thứ 4 Trung tá công an đánh chết dân

Thư đề nghị báo chí tham dự và thông tin Phiên toà Phúc thẩm vụ án xử trung tá CA Nguyễn Văn Ninh

Kim Tiến ơi, chúng tôi luôn bên em!

Tâm sự của Trịnh Kim Tiến và Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng về việc đòi công lý cho người dân

Phiên tòa và hành trình đi tìm công lý


           Xem 6 ý kiến




hư cả lủ
Cốt lõi là đây "Công lý vẫn đang bị bóp nghẹt, công lý đang bị bỏ tù, công lý không có được bằng sự xin cho, và vì thế công lý phải tranh đấu mới có được, nếu không sẽ có thêm nhiều người khác giống như bố tôi, bởi vì sẽ có nhiều Nguyễn Văn Ninh khác sẵn sàng thủ ác vì biết rằng "công lý" đang đứng về phía những kẻ sát nhân." Cuối cùng thì Kim Tiến cũng đã hiểu tự do, công bằng không phải là thứ cho không ở đất nước này.
Freedom is not free.




Người Vượt Biển
Cháu Kim Tiến,
Bác rất khâm phục ý chí kiên cường và dũng cảm của cháu đấu tranh dành công lý không những cho bố của cháu mà còn cho những người dân vô tội bị bon CA của chế độ khốn nạn này bức tử. Bác biết là cháu không còn cách gì khác để tìm công lý nhưng cháu ơi bạo quyền này có tôn trọng và bảo vệ công lý cho người dân đâu. Chúng cố tình kéo dài để phi tang tội ác. Bác chỉ biết chúc cháu cuối cùng tìm được công lý cho bố và cho 90 triệu dân đang quằn quại dưới chế độ phi nhân bán nước hại dân này.




Ha Nam
Nếu trong phiên xử tới vẫn còn nhiểu điều vô lý và bất công, có thể cô Tiến phải nhờ đến sự can thiệp của các nước dân chủ. Cô cứ cẩm bảng như đã đi ở Hà Nội và đứng trước các toà đại sứ với biểu ngữ " Will you  help me to seek justice for my father? " Dù họ không giúp được vì là chuyện nội bộ của VN, nhưng ít nhất họ sẽ tìm hiểu để biết toà án ở VN là như thế nào.




Australian
Góp ý của Ha Nam thật tuyệt vời. Có thể cuối cùng Kim Tiến phải làm như vậy. Qua sự góp ý của Ha Nam tôi chợt nảy ra thêm 1 ý khác nữa. Mấy hôm trước đây KT đã gởi thư đến các phóng viên báo chí và hội luật gia VN (không cần phải học 1 khoá bói toán nào tôi cũng biết mấy ông nhà báo VN, và hội luật sư VNdễ gì mà "ẳng").
Hôm nay thì đã trễ, nhưng nếu có dịp khác KT thử gởi thư mời các phóng viên báo chí Tây Phương đang có mặt tại Việt Nam đến tham dự phiên toà. Sự có mặt của phóng viên Tây Phương, dù chỉ 1 người cũng sẽ có nhiều chuyện để bàn... và biết đâu nhà cầm chuyên thối 'hèn với giặc nhưng ác độc và tàn bạo với dân', nhìn thấy 1 "Ông" Tây xuất hiện tại cổng toà, cả đám sẽ khúm núm, lo bợ đỡ "Ông" Tây mà quên chuyện ác với dân. Nhưng tôi rất cầu mong họ ác với "Ông" Tây luôn.




Voluudan
Bác rất khâm phục tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường của Cháu Kim Tiến.Cầu ơn trên phù hộ và ban phước lành cho cháu và gia đình. Chúc cháu thắng lợi trên đường tìm công lý cho Cha.




hư cả lủ
Tuị nó còn có thể tác oai, tác quái lộng hành khi nào chế độ dung dưỡng chúng còn.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét