RADIO CHÂN TRỜI MỚI - Tokyo mắng Tàu – Hà Nội thì mắng người mắng Tàu
Ngày 11/07/2012, phi cơ tuần tiểu của hải khu 11 đóng ở Okinawa, sau khi phát hiện 3 tàu ngư chính của Trung quốc đang xâm nhập vào vùng biển đảo Senkaku, đã gọi điện ngay cho hai tàu tuần duyên Nhật có mặt gần đó đến chận bắt. Sau gần một tiếng đồng hồ rượt đuổi nhưng không bắt được vì cả ba tàu hải giám Trung quốc đã nhanh chân chạy ra khỏi lãnh hải của Nhật. Chiều ngày 12/07/2012, một trong ba tàu hải giám này của Trung quốc mang số hiệu Ngư chính 35001 lại tiếp tục xâm nhập, hai chiếc còn lại lẩn quẩn ở lãnh hải quốc tế gần đó chờ. Xâm nhập được khoảng 15 phút, con tàu Ngư chính 35001 cũng phải rút lui vì bị rượt đuổi. Tuy không bắt được nhưng lực lượng tuần duyên Nhật đã chụp hình, quay phim lại tất cả để làm bằng chứng tố cáo tàu Trung quốc vi phạm lãnh hải Nhật. Tất cả các bằng chứng đó đã được gởi về cho chính quyền trung ương và một phần cho các cơ quan truyền thông đại chúng để loan tin cho mọi người biết.
Việc chính phủ Nhật gởi thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng có hai ý nghĩa. Thứ nhất, trách nhiệm của chính phủ là phải loan báo cho người dân biết sự thật chứ không được dấu nhẹm về những mối đe dọa đối với đất nước. Thứ nhì, qua việc phổ biến thông tin đó, sức mạnh của toàn dân mới được vận động đúng mức trong việc bảo vệ đất nước. Chính phủ có cách làm của chính phủ, và cùng lúc người dân có cách làm của người dân miễn sao cùng một mục đích là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải. Ngoài việc đưa tin, báo đài Nhật còn bình luận như sau: Mặc dù biết lực lượng tuần duyên Nhật ngày đêm canh giữ vùng quần đảo Senkaku, nhưng Trung quốc vẫn cho tàu bè của mình lẫn quẩn ở vùng biển này để hễ có dịp là tìm cách xâm nhập, Bắc Kinh coi thường mọi kháng nghị và muốn cảnh xâm nhập này phải liên tục tiếp diễn để bình thường hóa hành động xâm phạm lãnh hải của Nhật trong chủ trương hết sức vô lý và ngang ngược. Bắc Kinh thèm thuồng vùng lãnh hải và lãnh đảo bất khả xâm của Nhật. Nhìn những đoàn tàu của Trung quốc từ tàu đánh cá, tàu ngư chính, tàu thăm dò hải dương cho đến tàu chiến lẫn quẩn ở vùng biển đảo Senkaku chẳng khác nào một bầy diều hâu đang chờ dịp là sà xuống đớp mồi. Nếu chính phủ và người dân Nhật không phản đối mạnh hay chỉ kháng nghị chiếu lệ thì chắc chắn Bắc Kinh đã lấn tới như đã và đang làm đối với Việt Nam.
Nhân dịp này, các đài truyền hình Nhật cũng loan nhiều tin tức về việc người dân Philippines xuống đường biểu tình chống Trung quốc và các cuộc xuống đường hôm 1/7 và 8/7 của người Việt Nam tại Hà Nội, Sài Gòn chống bá quyền phương Bắc, để chứng minh thêm nữa với dân Nhật về lòng dạ xâm lược của Trung quốc đối với cả khu vực.
Ngay sau khi tin tức ba tàu ngư chính Trung quốc xâm phạm lãnh hải Nhật được loan tải, một cuộc biểu tình chống Trung quốc đã bộc phát tại Tokyo với hàng ngàn người tham gia. Về phía chính phủ Nhật, ngày 11/07, đã gọi Đại sứ Trình Cửu Hoa của Trung quốc ở Tokyo đến để kháng nghị. Thay vì nhận tội trước các chứng cớ quá rõ ràng, thì Bắc Kinh nhẵn mặt bác bỏ kháng nghị của Nhật vì cho rằng ba tàu ngư chính của Trung quốc không xâm phạm lãnh thổ của ai cả. Bắc Kinh ngang nhiên gọi đó là vùng biển đảo của Trung quốc, rồi còn lên tiếng đạo đức cho biết rằng hiện nay đang trong thời kỳ cấm đánh cá để bảo vệ ngư trường nên ba tàu ngư chính chỉ đến đó để làm nhiệm vụ canh giữ, không cho ngư phủ Trung quốc đến đánh cá. Trước thái độ ngoan cố đó, trong cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật, ông Genba, trong cuộc họp tay đôi với Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/7 vừa qua, đã trực tiếp phản đối một cách mạnh mẽ về chuyện này. Hiển nhiên, phía Trung Quốc lại ca bài cũ một cách ngang ngược. Ngoài ra người giữ chức Phó Tổng đội Hải giám của Trung quốc là ông Tôn Thư Hiền còn tuyên bố rằng nếu Nhật Bản cứ tiếp tục coi quần đảo Điếu Ngư là biển đảo của mình thì khó mà tránh khỏi một cuộc chiến xảy ra giữa hai nước. Trước đó, ông Hiền này cũng tuyên bố như thế với Việt Nam, Philippines trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Nhưng điều họ không nhắc tới là các tàu Trung Quốc bỏ chạy mỗi khi tàu tuần duyên Nhật kéo đến. Đối với hải quân Philippines, nước mà Bắc Kinh cho là yếu hơn Nhật và mức độ bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ cũng yếu hơn, thì Tàu Trung Quốc cũng nấn ná lâu hơn nhưng cuối cùng vẫn bỏ chạy. Chỉ riêng đối với Việt Nam, nước duy nhất bày tỏ thái độ sợ hãi và quị lụy, thì tàu Trung Quốc lấn tới ngày một xấc xược hơn, kể cả chia lô thềm lục địa Việt Nam ra cho đấu thầu.
Bức tranh giữa Nhật Bản và Việt Nam tương phản nặng nề, và hệ quả do đó cũng ngược hẳn nhau. Mỗi lần tàu Trung Quốc chỉ mới xâm phạm lãnh hải Nhật thôi thì tàu Nhật đuổi ngoài khơi, dân Nhật biểu tình trên đất liền, chính phủ Nhật phản đối trước thế giới, và thế là Bắc Kinh thụt lại rình mò chờ dịp khác. Trong khi đó, mỗi lần Trung Quốc bắt đánh, giết ngư dân Việt — chỉ mới đây thôi, vào ngày 05/07/2012, ba mươi ngư phủ Việt Nam trên sáu tàu đánh cá đang hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung quốc bắt giữ — thì tàu hải quân Việt tiếp tục «đi tuần chung» với hải quân Tàu Ở VÙNG BIỂN KHÁC; công an Việt đánh tới tấp những người Việt dám lên tiếng phản đối xâm lược; quan chức Việt lại sang Tàu để chụp hình ca tụng mối quan hệ thắm thiết; và thế là Bắc Kinh lại bắt thêm người, lấn thêm biển, và mở thêm các khu biệt lập cho dân Tàu trên đất liền.
Trong khi đó, cùng lúc, lãnh đạo đảng tiếp tục răn đe dân chúng phải im miệng và chỉ được phép ngồi nhìn «đảng và nhà nước lo».
Ngay sau khi tin tức ba tàu ngư chính Trung quốc xâm phạm lãnh hải Nhật được loan tải, một cuộc biểu tình chống Trung quốc đã bộc phát tại Tokyo với hàng ngàn người tham gia. Về phía chính phủ Nhật, ngày 11/07, đã gọi Đại sứ Trình Cửu Hoa của Trung quốc ở Tokyo đến để kháng nghị. Thay vì nhận tội trước các chứng cớ quá rõ ràng, thì Bắc Kinh nhẵn mặt bác bỏ kháng nghị của Nhật vì cho rằng ba tàu ngư chính của Trung quốc không xâm phạm lãnh thổ của ai cả. Bắc Kinh ngang nhiên gọi đó là vùng biển đảo của Trung quốc, rồi còn lên tiếng đạo đức cho biết rằng hiện nay đang trong thời kỳ cấm đánh cá để bảo vệ ngư trường nên ba tàu ngư chính chỉ đến đó để làm nhiệm vụ canh giữ, không cho ngư phủ Trung quốc đến đánh cá. Trước thái độ ngoan cố đó, trong cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật, ông Genba, trong cuộc họp tay đôi với Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/7 vừa qua, đã trực tiếp phản đối một cách mạnh mẽ về chuyện này. Hiển nhiên, phía Trung Quốc lại ca bài cũ một cách ngang ngược. Ngoài ra người giữ chức Phó Tổng đội Hải giám của Trung quốc là ông Tôn Thư Hiền còn tuyên bố rằng nếu Nhật Bản cứ tiếp tục coi quần đảo Điếu Ngư là biển đảo của mình thì khó mà tránh khỏi một cuộc chiến xảy ra giữa hai nước. Trước đó, ông Hiền này cũng tuyên bố như thế với Việt Nam, Philippines trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Nhưng điều họ không nhắc tới là các tàu Trung Quốc bỏ chạy mỗi khi tàu tuần duyên Nhật kéo đến. Đối với hải quân Philippines, nước mà Bắc Kinh cho là yếu hơn Nhật và mức độ bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ cũng yếu hơn, thì Tàu Trung Quốc cũng nấn ná lâu hơn nhưng cuối cùng vẫn bỏ chạy. Chỉ riêng đối với Việt Nam, nước duy nhất bày tỏ thái độ sợ hãi và quị lụy, thì tàu Trung Quốc lấn tới ngày một xấc xược hơn, kể cả chia lô thềm lục địa Việt Nam ra cho đấu thầu.
Bức tranh giữa Nhật Bản và Việt Nam tương phản nặng nề, và hệ quả do đó cũng ngược hẳn nhau. Mỗi lần tàu Trung Quốc chỉ mới xâm phạm lãnh hải Nhật thôi thì tàu Nhật đuổi ngoài khơi, dân Nhật biểu tình trên đất liền, chính phủ Nhật phản đối trước thế giới, và thế là Bắc Kinh thụt lại rình mò chờ dịp khác. Trong khi đó, mỗi lần Trung Quốc bắt đánh, giết ngư dân Việt — chỉ mới đây thôi, vào ngày 05/07/2012, ba mươi ngư phủ Việt Nam trên sáu tàu đánh cá đang hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung quốc bắt giữ — thì tàu hải quân Việt tiếp tục «đi tuần chung» với hải quân Tàu Ở VÙNG BIỂN KHÁC; công an Việt đánh tới tấp những người Việt dám lên tiếng phản đối xâm lược; quan chức Việt lại sang Tàu để chụp hình ca tụng mối quan hệ thắm thiết; và thế là Bắc Kinh lại bắt thêm người, lấn thêm biển, và mở thêm các khu biệt lập cho dân Tàu trên đất liền.
Trong khi đó, cùng lúc, lãnh đạo đảng tiếp tục răn đe dân chúng phải im miệng và chỉ được phép ngồi nhìn «đảng và nhà nước lo».
Ngô Quảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét