Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nhà nào của các anh? - thăm Bùi Hằng lần thứ 5





Nhà nào của các anh? - thăm Bùi Hằng lần thứ 5







Vì đoán họ sẽ không dẫn Bùi Hằng ra theo đường cũ (hèn thế!), nên tôi miệng thì nói chuyện, nhưng mắt vẫn không rời khỏi khu vực đằng sau nhà thăm nuôi. Thấp thoáng thấy có bóng người xuất hiện cùng với màu áo của công an tít từ đằng xa, tôi bắt đầu kêu: Hằng kia rồi! Con bé Cải lập tức trèo vội lên cái hàng rào có chấn song bởi tuy hàng rào thấp, nhưng vẫn là hơi cao so với con bé. Nghe thấy tiếng tôi và bé Cải gọi Hằng, mọi người lập tức áp sát hàng rào. Gần ba chục con người già trẻ lớn bé ai nấy đều ra sức gào to đến lạc cả giọng để gọi tên Hằng. Những tán lá che khuất tầm nhìn, không cho chúng tôi nhìn rõ người bạn của chúng tôi, nên mọi người cứ phải cố kiếm những kẽ hở giữa những lùm cây để tìm cô ấy. Dường như ai cũng muốn nghe thấy Hằng nghe thấy tiếng mình, dường như mỗi người đều hy vọng tiếng gọi của mình sẽ tiếp thêm sức lực cho Hằng. Giọng ồm ồm của đàn ông, giọng the thé của đàn bà hòa quyện vào nhau, tạo thành một thứ hòa âm khiến cho trời đất hẳn cũng phải mủi lòng.


Con bé Cải bật khóc thành tiếng, nước mắt ròng ròng trên gương mặt nhỏ bé nhưng rất cương nghị của nó. Nước mắt có hiệu ứng dây truyền, tôi bắt đầu thổn thức theo. Và tôi biết, ngay khi nghe tiếng gọi của chúng tôi, Hằng cũng sẽ khóc. Nhờ ống kính tele, chúng tôi lần đầu tiên nhìn được hình ảnh của cô ấy sau ba tháng bị giam giữ. Nhìn bức ảnh cô ấy đang mếu, đó có lẽ là lúc cô ấy nghe thấy tiếng gọi đầu tiên. Bức thứ hai cô ấy đang khóc, hẳn là lúc cô ấy đã nghe thấy rất nhiều tiếng gọi từ sau hàng rào kia. Ngay cả khi Hằng khuất vào bên trong nhà thăm nuôi, bé Cải vẫn khóc. Đàn ông như  Chí Tuyến râu rậm cũng phải chảy nước mắt. Với một số người, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh này, lại được trông thấy và được gọi tên cô ấy nên rất xúc động, Với một số người khác như tôi, dù đã nhiều lần lên thăm, nhưng thấy đông người cũng lại tủi thân, thương bạn nên cứ mặc sức để cho nước mắt tuôn rơi.

Lúc Bùi Hằng ra, phần lớn mọi người còn đang mải đấu tranh ở phía cổng chính nên chỉ có dăm bảy người đứng ở hàng rào. Khi chúng tôi lại hét gọi cô ấy, tai tôi cũng đã hơi nghễnh ngãng, nên chỉ nghe thấy loáng thoáng cô ấy gửi gắm con...Chúng tôi cứ gọi mãi cho đến khi không còn nhìn thấy cô ấy nữa.

Tôi đã định không viết gì, bởi Xuân Diện đã nói hết rồi, lại có thêm cả cây viết kỳ cựu Nguyễn Tường Thụy trong đoàn nữa. Tuy nhiên vẫn muốn kể thêm những chuyện râu ria.

Không như lần trước chúng tôi lên thăm,  lần này các bác lớn tuổi rất bức xúc, vào đòi gặp Bùi Hằng, yêu cầu nhỏ bé lắm:

-  Chỉ cho chúng tôi nhìn thấy cô ấy thôi. Không được à? Sao lại vô lý thế chứ, đây có phải là nhà tù đâu?

-  Quy định à? Đâu, cái quy đinh ấy đâu, đưa chúng tôi xem. Chỉ quy định mồm thế thôi à? Quy định của các anh à? Thế thì chúng tôi cũng có thể đặt ra quy định.

-  Nhưng đây là nhà của chúng cháu.

-  Nhà nào của chúng cháu? Các anh nói tầm bậy. Các anh có biết cái nhà này xây bằng tiền của ai không? Có phải tiền của các anh không mà bảo là nhà của các anh?

-  Nhưng nhà nước giao cho chúng cháu quản lý.

-  Các anh là đầy tớ của nhân dân, đúng không? Đúng hả? Thế thì có cái loại đầy tớ nào mà lại đuổi ông bà chủ ra ngoài đường thế hả? Láo toét!

 Cái nhà này được xây bằng tiền đóng thuế của nhân dân. Vậy thì các anh đang ngồi làm việc trong ngôi nhà được xây bằng tiền của chúng tôi, chứ không phải bằng tiền của nhà nước nào hết. Khi chúng tôi đến gặp, các anh phải đón tiếp cho đàng hoàng, lịch sự. Ít ra phải mời vào phòng tiếp đón. Không có phòng tiếp dân à? Sao một cái cơ sở khang trang, đẹp đẽ như thế này mà lại không có nổi một cái phòng tiếp dân hả?

-  Các anh bảo nhỡ có kẻ đến phá phách thì các anh là người có trách nhiệm bảo vệ à? Các anh không đủ trình độ phân biệt đâu là kẻ cướp, đâu là ông bà chủ à?



Dù lệ vẫn vương trên khóe mắt, nhưng nghe các bác đấu lý, tôi cứ giậm chân, khoái trí không thể tưởng được. Không thể ngăn được nụ cười khi thấy các đầy tớ đuối lý, mặt cứ nghệt ra chịu trận.

Chả bù lúc đầu dàn quân ra khá đông, định áp đảo để đuổi chúng tôi ra khỏi sân. Sau đuối lý thì trốn sạch, chỉ để một tay đứng canh chúng tôi. Lúc đầu một tay còn bảo chỉ huy đi vắng, nên cháu không có thẩm quyền giải quyết đề nghị của các bác (chả gì trước mặt giáo sư Ngô Đức Thọ, cháu nội cụ Ngô Đức Kế - một trong những nhà cách mạng hàng đầu thì cũng không dám xưng tôi là phải).

-  Không có thẩm quyền à? Thế nếu bây giờ xảy ra cháy nhà (còn nghiêm trọng hơn nhiều việc cho gặp mặt một trại viên ấy chứ) thì các anh cũng phải chờ chỉ huy về mới cho cứu chữa hả?

Một anh bên ngoài cáu tiết đệm: thế thì cháy mẹ nó hết rồi, còn cứu mới chả chữa cái gì!

Họ trốn sạch. Cả đoàn nhất quyết không chịu về, đã có sẵn xôi ruốc và nước lọc đem theo. Mọi người bám trụ trên sân. Trời bắt đầu mưa nặng hạt. Thằng bé con của Nga Thụy sướng đờ đẫn cả mặt khi được mẹ cho ti. Không dám đuổi 2 mẹ con đang ngồi ké ở bậu cửa phòng thường trực, một cậu công an bảo:

-  Chị đưa cháu ra ngoài ngồi cho đỡ mưa???

-  Cái gì? Ra ngoài trời mưa ngồi cho đỡ mưa ấy hả?

Nói gì mà ngu rứa? Bé Cải nghiến răng lầm bầm trong miệng. Bất cứ câu hỏi thăm xã giao thân tình nào, các cậu công an nhà ta đều trả lời không biết. Thấy thế, bé Cải hỏi móc:

-  Thế cái trụ sở mà anh đang làm việc đây xây dựng được bao nhiêu năm rồi anh có biết không? Chắc cũng không biết nốt hả?

- Vâng, xây được 26 năm rồi.

Chao ôi! 26 năm! Liệu có mấy người biết tới bao nhiêu kiếp người đã từng bị đày đọa ở nơi đây?

Trong con mắt của người dân ở đây, chưa bao giờ có một người tù nào lại được thăm nuôi như thế này. Một cậu trong đoàn bảo, em hỏi thăm thì được biết ở đây họ cũng hành hạ trại viên dã man lắm. Cứ trời rét căm căm là họ bắt trại viên lội xuống ao, nước ngập tới ngang ngực ấy để vớt rau lợn.

Bùi Nhân cũng kể, bệnh viêm da của Bùi Hằng cũng xuất phát từ cái kiểu trả thù ấy của cán bộ trại. Việc cấp nước trong trại thì theo giờ, thế mà đến giờ lấy nước thì họ khóa cửa không cho ra lấy. Giờ những nốt ghẻ lở trên người Bùi Hằng đã mưng mủ, đến mức quản giáo phải cho Bùi Hằng nghỉ lao động. Phần lớn tiền gửi cho Bùi Hằng cô ấy đều dùng để mua nước đóng chai để dùng vào việc vệ sinh cá nhân. Nghe thế tôi lại hối thúc nó phải đến Hội chữ thập đỏ, để xem họ trả lời việc cầu cứu của nó đến đâu.
Bùi Nhân kể Bùi Hằng tố mấy tay trại phó hay trại trưởng gì đó dọa đừng có thuê luật sư làm gì, đừng có viết đơn khiếu nại làm gì cho tốn sức, chả giải quyết được gì đâu. “Mụ” quản giáo trực tiếp của Bùi Hằng thì thường xuyên có những lời lẽ xấc láo, trả thù vặt. Nó sợ các bác làm găng thế này, mẹ nó lại bị trả thù ở trong đó, rồi nhỡ họ chuyển mẹ nó đi đâu đó thì sao.

Tôi nổi giận:

-  Con sợ cái gì? Mẹ con đã bị hành hạ đến nước này là cùng rồi. Mình lùi là họ lấn tới liền. Họ có đưa mẹ con đi đến đâu thì mọi người cũng sẽ theo tới đó. Nhưng như thế chỉ càng chứng tỏ sự sợ hãi của họ thôi. Họ mà càng làm căng, sự căm giận của mọi người càng bị đẩy lên cao hơn, lúc đó sẽ không chỉ có ngần này người lên tiếng đâu. Lần tới sẽ mời cả cụ Nguyễn Trọng Vĩnh và cụ Lê Hiền Đức đi thăm mẹ con. Con không có gì mà phải sợ hãi hết, hiểu không? Kẻ phải sợ hãi chính là họ đấy.

Tôi bỗng mỉm cười khi nghĩ, dù họ có đưa Bùi Hằng đi đâu thì cũng có ngán gì, sang đến Mỹ như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng đâu có sao? Không phải ai cũng biết, việc trước đó từ lâu, trên mạng đã có người lo cho sự an nguy của Bùi Hằng, nên khuyên cô ấy ra nước ngoài. Nhưng Bùi Hằng đã khẳng khái trả lời, là không đâu bằng tổ quốc của mình.

Chưa bao giờ chuyến đi thăm nuôi kéo dài đến thế. Sau khi loanh quanh né tránh, để cả người già lẫn trẻ em phải chờ đợi trong sự mỏi mệt, họ cũng phải tiếp nhận cái đơn của chúng tôi và lập một cái biên bản làm việc. Hơn 16 giờ chiều, cả đoàn mới lên xe trở về Hà Nội trong cái giá rét đang trở nên đậm hơn.

Về đến nhà là gần 6 giờ chiều. Trong khi cuống quýt cho bố ăn, bố cứ háo hức bắt tôi kể lại tại sao hôm nay đi lâu thế, cũng cười khoái trí khi tôi kể màn đấu lý với mấy chú đại diện chính quyền. Xin lỗi nói hơi bậy tý, chỉ là nhắc lại lời của một anh trong lúc cáu tiết mà thôi: dốt nát thế này thì giáo dục chó gì được ai? Kể xong tôi cứ đấm thùm thụp vào đệm của bố mà cười.

Muốn khoe một tý quá, cái khăn len đỏ Bùi Hằng quàng trên cổ là tôi mua ở bên Nga cách đây đúng 20 năm nhưng chưa sờn tý nào. Mua một chiếc khăn len mới chẳng có gì khó khăn, nhưng tôi muốn gần gũi với Bùi Hằng hơn bằng chút hơi ấm của riêng tôi. Nay thì có thêm chiếc khăn rằn của vợ chồng Lân Thắng nhé. Bùi Hằng thích khăn rằn như của bà má miền Nam lắm. Có một nhóm nữ tù Côn Đảo gọi điện cho tôi, bày tỏ sự thương cảm không sao kể xiết, khi nhìn thấy ảnh Bùi Hằng đang khóc với hai cánh tay giơ cao. Nguyễn Vỹ thì gọi điện bảo: nhìn ảnh chị Hằng, em không thể nào cầm được nước mắt.

Tôi vẫn tin vào quy luật của cuộc sống. Đến vụ ông Vươn còn không che đậy mãi được thì vụ Bùi Hằng, họ càng để lâu, càng khó gỡ. Nói như cậu T30 bảo: chả sung sướng và hãnh diện gì, khi chuyện trong nhà lại cứ để quốc tế can thiệp về chuyện cư xử thế nào cho phải đạo. nhục lắm!



6 nhận xét:


tranthihuong Feb 18, 2012 11:55 PM
ÔI!các bạn thân thương của tôi .Thật cảm động khi tình cảm của các bạn dành cho nhau .


Nặc danh Feb 19, 2012 04:48 AM
Cũng không khác gì mấy nếu so với Côn Đảo nhỉ? Sự ưu việt của XHCN chắc nằm ở cái tên: Phục hồi nhân phẩm!


Thương quá Việt Nam Feb 19, 2012 07:08 AM
Đất nước tôi đây sao ???


Thăng Long Feb 19, 2012 08:06 AM
Không biết bọn công an tuyển chon người cai ngục và cai trại cải tạo bằng cách nào mà toàn người “không có tim”, những con người chai lì vô nhân tính. Sao họ không nghĩ tới bố mẹ, ông bà của họ sẽ cũng có lúc phải vào vòng lao lý? sao họ không nghĩ tới cái chân lý muôn đời “nhân nào quả ấy” hay “ở hiền gặp lành, ở ác gặp họa”. Họ chẳng khác gì một “lũ chó coi nhà trung thành? với chủ (những có nhiều con chó vẫn thân thiện với khách khi chủ nó biết dạy nó). Thật buồn cho đất nước này lại có một lớp người “trung thành” với chủ một cách ù quáng như vậy. Suy cho cùng thì cái chế độ này tàn bạo thật, làm sao “nuốt” nổi câu khẩu hiệu: “Đảng là đạo đức, là văn minh” được khi họ đào tạo ra những con người hỗn láo với đân, những người đáng tuổi ông bà cha mẹ họ.
BUỒN!


Toan Thang Feb 19, 2012 01:39 PM
Tôi sinh ra trong gia đ̀inh được Tổ quốc tăng danh hiệu" gia đình có công với nước " . Mẹ Việt nam ơi ! nếu Tổ quốc g̣oi con sẽ sẵn sàng lên đường Mẹ nhé .


Hạnh Feb 19, 2012 02:28 PM
Nếu các anh chị các bạn muốn có một hành động thiết thực khác để giúp đỡ chị Hằng và cháu Bùi Nhân, đề nghị mọi người hãy cùng nhau liên hệ với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, kêu gọi họ tiếp tục lên tiếng đòi lại tự do cho chị Hằng và trước mắt nếu có thể được kêu gọi ngài Đại Sứ hoặ Tổng Lãnh Sự đích thân vào trại thăm chị Hằng. Nếu chúng ta không lên tiếng, có thể có nguy cơ bọn chúng ngày càng gia tăng sự hành hạ, ngược đãi đối với chị Hằng.

Chắc chắn là nhân viên Tòa Đại Sứ và tòa Tổng Lãnh Sự có người hiểu chữ Việt. Tôi tin chắc ngài Đại Sứ David Shear cũng giỏi tiếng Việt; còn ngài Tổng Lãnh Sự lại là người Mỹ gốc Việt. Các bạn cứ viết bằng tiếng Việt cũng được. Chủ yếu là càng có nhiều người lên tiếng càng có hiệu quả cao.

Mong phong trào này được các trang mạng phổ biến rộng trong nước để có thêm được nhiều người tham gia góp tiếng nói.

Xin liên lạc:

U.S Ambasador (Mr. David Shear) hanoiac@state.gov

U.S Consolate General in Sài Gòn (Mr. An Le)

acshcmc@state.gov
uscongenhcmc@state.gov

Tôi xin khởi đầu bằng eMail gửi tới ngài Đại Sứ David Shear như sau.

----------------
February 19, 2012

The Honorable David Shear
American Ambassador
(Hanoi, Vietnam)

Dear Mr. Ambassador,

First of all, I would like to express my sincere thanks to you for expressing your concerns by issuing a Press Release on January 5, 2012 re: Detention of Bui Thi Minh Hang

http://vietnam.usembassy.gov/pr010512i.html

Unfortunately, since then the Vietnamese government not only does not express any good will to amend their blatant violation of the Universal Declaration of Human Rights, to which they pledged commitment, but also they systematically increase the physical and emotional punishments putting upon Mrs. Bui.

Up until now, other than her 18-year old son, no one has been allowed to visit Mrs. Bui, Thi Minh Hang. Her concerned relatives and friends have tried multiple times to visit Mrs. Bui at the Thanh Ha reeducation camp, but their requests have been firmly turned down by the guards and officals at the camp.

Mean while, Mrs. Bui's health is deteriorating. She has pre-existing medical conditions, yet she is denied access to basic medical care and is forced to work making products for sales. She is denied even access to basic hygene, such as water, so she is developing severe skin disease.

Mrs. Bui is also denied communication with the outside world; she is not even allowed to send or receive mails to/from friends or relatives, other than those of her son. While her arrest and sentence without trial is by itself unconsitutional, even by Vietnam's standards, she is unfairly denied access to her attorney, thus has no chance to challenge and overturn the undue sentence in a court of law.

Out of my concerns for the well being and safety of Mrs. Bui, whom I have never had the honor to meet, out of my pride as a citizen of the Unite States Of America and my pride in the great values She stands for, I respectfully urge you, Mr. Ambassador. Please continue to raise your concerns about Mrs. Bui's case, as well as many others' in Viet Nam in recent years. And if it is at all possible, and if your busy schedule would allow it, I implore you to personally pay a visit to Mrs. Bui, Thi Minh Hang at the reeducation camp and offer her your words of encouragement and ensure her that she is not forgotten.

Sincerely yours,

(Họ, tên)
(Số điện thoại, địa chỉ hoặc email để liên lạc (nếu muốn, không bắt buộc phải có
_________________________


Lâm Tâm Nhu Feb 19, 2012 07:12 PM
Tôi có được dự ngày đi thăm này cũng sẽ khóc hết nước mắt vì vừa thương chị Hằng vừa căm hận bọn dã man này!

___________












______________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét