Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

ĐÀI Á CHÂU TỰ DO RFA - Hội nghị trung ương 6: Sự thất bại của đảng?





ĐÀI Á CHÂU TỰ DO RFA - Hội nghị trung ương 6: Sự thất bại của đảng?




Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-10-16



Hội nghị Trung Ương 6 kết thúc với sự thất vọng lẫn cay đắng lan tỏa khắp nơi và người có quan tâm cho rằng đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.


Courtesy vinhphuc.gov
Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, hôm 02/10/2012.






Mặc Lâm phỏng vấn GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam để biết thêm ý kiến của một đảng viên lão thành trước diễn tiến cũng như kết quả của Hội nghị 6.


Kết quả là số không



Trước tiên Giáo sư Tương Lai cho biết:


“Kết quả là số không!
Đây là một sự thất bại thảm hại.
Bởi vì Ban chấp hành Trung ương là
cơ quan quyền lực cao nhất của đảng.”
GS Tương Lai


GS Tương Lai: Ai cũng biết rằng thực chất hội nghị này là để giải quyết một vấn đề nổi cộm và muốn qua đó kỷ luật một anh mà xét về mặt hiện tượng thì nó đã tạo nên sự phẫn nộ trong dân chúng về hành vi tham nhũng, độc đoán, vội vã gây nên những hệ lụy rất tai hại. Nếu làm được điều này thì có nghĩa là lấy lại được uy tín cho ông Tồng bí thư, cho Bộ chính trị, cho Ban chấp hành Trung ương và nói chung cho thể chế chính trị mà ông Nguyễn Phú Trọng đang là người đứng mũi chịu sào.


Mặc Lâm: Thưa GS, tuy nói thế nhưng cuối cùng thì nhân vật mang tên “một đồng chí trong bộ chính trị” vẫn không nhận bất cứ kỷ luật hay chế tài nào. Như vậy thì kết quả của hội nghị có thanh công như Tổng bí thư khẳng định hay không?


GS Tương Lai: Kết quả là số không! Đây là một sự thất bại thảm hại. Bởi vì Ban chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Thực ra Đại hội là cơ quan cao nhất nói về mặt đảng, Bộ Chính trị chỉ là cơ quan điều hành thôi, nhưng mà lâu nay người ta biến nơi đó thành một thứ đảng, phải nói là siêu đảng.



Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, diễn ra tại Hà Nội ngày 1 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO.



Thật ra đứng về mặt nguyên lý và điều lệ thì Ban chấp hành Trung ương mới là cơ quan cao nhất. Vậy thì kết quả của Ban chấp hành Trung ương người ta biểu quyết với tỷ lệ hơn 70 % không đồng ý với quyết định của ông Tổng bí thư và của Bộ chính trị, nhưng vẫn không kỷ luật hay đưa ra một biện pháp nào thì điều đó nói lên rằng bên này bên kia là rất phức tạp trong cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Đồng thời cũng là cơ quan giữ trách nhiệm cao nhất về sự tồn vong của chế độ. Nếu kỷ luật được cái ông Ủy viên Bộ chính trị mà người ta không nói tên ra nhưng ai cũng biết, ngay một việc đơn giản ấy cũng không làm nỗi!


Mặc Lâm: Điểm mà người dân chú ý và hy vọng nhất là luật đất đai sẽ được thay đổi nhưng Tổng bí thư khẳng định đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, có nghỉa là không ai được có cái quyền tư hữu. Theo GS hành động này của đảng, của hội nghị có sáng suốt và thích hợp với nhu cầu thiết yếu của toàn dân hay không?


GS Tương Lai: Đương nhiên cũng có thể cải tiến chỗ này chỗ nọ như là một chiếc áo chấp mảnh vá cắt ở phía dưới đưa lên cầu vai. Đưa một mảnh sau lưng ra trước ngực…nhưng về cơ bản cái áo khoác nó rộng cỡ về sở hữu toàn dân, nó vẫn trùm lên toàn bộ vấn đề đất đai thì làm sao giải quyết được vần đề đất đai hiện nay?


Bởi vì nhân danh toàn dân, nhân danh nhà nước nên người ta sẵn sàng cướp đất của dân mà pháp luật thì đứng về phía những người ăn cướp. Vậy thì làm sao thỏa mãn nhu cầu của dân được?


Giải khát bằng độc dược?



Mặc Lâm: Khi mà đảng không thấy có nhu cầu phải theo nguyện vọng của dân thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đối đầu với những tranh đấu sẽ tiếp tục xảy ra. Như vậy thì giải pháp chấp vá ấy có khác gì giải khát bằng thuốc độc?



“Những người làm chính trị khôn ngoan hiện nay
chính là phải tìm những giải pháp khác
để làm yên lòng dân.”
GS Tương Lai



GS Tương Lai: Về mặt logic thì hình như có vẻ đúng như thế. Nhưng trong diễn bíến tình hình thì tôi không tin nó sẽ diễn ra như thế. Tôi vẫn tin rằng trong Ban chấp hành Trung ương qua biểu quyết vừa rồi tôi hiểu có những người người ta đã suy tính, chỉ có điều là người ta có nói ra hay không. Lựa chọn thái độ lúc nào thì người ta nói ra hay không nói ra. Vì vậy không cho phép tiếp tục giải khát bằng thuốc độc đâu, tức là đàn áp, dùng bạo lực để đè bẹp tinh thần dân chủ. Tôi tin người ta không dám làm điều ấy, và muốn cũng không làm được mặc dầu về mặt logic thì điều này có thể diễn ra nhưng thực tế tình hình đã dạy cho người ta bài học nếu làm chuyện đó thì người ta sẽ không còn gì nữa.
Kết quả của hội nghị này nó đã đưa đến sự mất lòng dân ghê gớm. Những người làm chính trị khôn ngoan hiện nay chính là phải tìm những giải pháp khác để làm yên lòng dân.


Mặc Lâm: Trong bản tổng kết ông Tổng bí thư không hề có một câu nào nhắc tới vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, cụ thể là Biển Đông. Theo GS thì việc gì đang xảy ra phía sau hội nghị này? Phải chăng yếu tố Trung Quốc đang khống chế, bao trùm lên tất cả?


GS Tương Lai: Với một hội nghị trung ương quan trọng như thế, bàn thảo nào là vấn đề kinh tế, vấn đề giáo dục, rồi công nghiệp… đủ cả, nhưng không động một câu tới thực tế Biển Đông. Ông Chủ tịch nước đã phát biểu và báo Tuổi Trẻ đã giật một cái tít rất dài là: “Không được để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Trung” Vậy thì thực chất mối quan hệ Việt Trung này là gì? Vấn đề Biển Đông là gì?


Đúng lúc Hội nghị trung ương 6 khai mạc thì chúng nó tổ chức mừng quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại thành phố Tam Sa. Lúc chúng làm như thế không biết Bộ Ngoại giao ta có biết không mà ém nhẹm đi để vẫn có một lời chúc mừng thắm thiết thì tôi thấy đấy là một xúc phạm ghê gớm đối với lòng tự tôn dân tộc.


Đương nhiên đứng về mặt ngoại giao chúc mừng thì cứ chúc mừng, thậm chí vừa nhổ nước bọt vào nhau mà vẫn chìa tay ra bắt tay nhau thì đấy là chuyện bình thường trong ngoại giao. Nhưng khi chúng nó kéo cờ quốc khánh của chúng nó trên lãnh thổ của chúng ta. Trên cái thành phố mà chúng nó thành lập ra ở Hoàng Sa trong đó gồm cả Trường Sa nữa để chúng nó mừng quốc khánh mà chúng ta vẫn gửi thư chúc mừng lời lẽ không có một cái gì khác, thì đấy là một nỗi nhục mà những người trí thức nào còn một chút nhân phẩm và lương tri không thề không phẫn nộ và lên án.


Mặc Lâm: Xin cám ơn GS









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét