Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

QUAN LÀM BÁO - THỦ TƯỚNG MUỐN “THỰC LÒNG CỐNG HIẾN VÌ DÂN VÌ NƯỚC” NHƯ ĐÃ HỨA VỚI THÌ CẦN LÀM GÌ ĐỂ 'RỬA MẶT LẠI SẠCH SẼ'?





QUAN LÀM BÁO - THỦ TƯỚNG MUỐN “THỰC LÒNG CỐNG HIẾN VÌ DÂN VÌ NƯỚC” NHƯ ĐÃ HỨA VỚI THÌ CẦN LÀM GÌ ĐỂ 'RỬA MẶT LẠI SẠCH SẼ'?










Quanlambao - Hãy nghe Phó tướng của bố già Đỗ Minh Phú - Kẻ đã cùng Lê Hùng Dũng - bố già Kiên và Thống đốc Bình dùng chiêu bài 'Thương hiệu vàng Quốc gia' để cho SJC 'độc tôn' vàng miếng, mà thực chất là NHNN đã tạo cho các bố già một cơ chế 'đặc quyền, đặc lợi' : NGỒI ĐÓ THU TÔ!


Kể từ ngày NHNN buộc các thương hiệu vàng khác phải chuyển đổi sang đóng dấu 'SJC' đã khiến các doanh nghiệp này thiệt hại hàng trăm tỷ, ngược lại Lê Hùng Dũng - Đổ Minh Phú và Nguyễn Văn Bình ngồi đó thu tô hàng trăm tỷ. Vậy mà chưa thoả mãn, phó tướng "bà Trần Như My, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Doji đã "hiến kế": Ngân hàng Nhà nước nên đẩy nhanh hơn việc chuyển đổi các thương hiệu vàng phi SJC để giảm bớt áp lực cung. "


Rõ ràng các bố già muốn ăn cướp của người dân và doanh nghiệp nhanh hơn nữa!


Thủ Tướng đã hứa với BCT và Trung Ương "Sẽ thực lòng cống hiến vì dân vì nước" thì việc làm đầu tiên là cần ra Quyết định huỷ bỏ cái Quy định can thiệp bằng hành chính bao cấp buộc người dân phải mua một loại vàng SJC để cho nhóm lợi ích bố già ngồi đó bóc lột nhân dân.


Cần phải hiểu, thói quen tích luỹ vàng của Nhân dân, đặc biệt khi lòng tin của nhân dân vào Chính Phủ, vào các chính sách vĩ mô không còn thì người dân càng đổ xô đi mua vàng và đô la về tích trữ. Đó là điều dễ hiểu. Nếu Chính Phủ muốn thu hút 400 tỷ tấn vàng đang nằm trong nhân dân thì không thể dùng những chính sách hành chánh can thiệp 'như ăn cướp' của Thống đốc Bình!


Thời gian qua đồng hành với 'ông Cố vấn Hưởng' và Thống đốc Bình đã làm cho Thủ Tướng 'mất rất nhiều' và biến Thủ Tướng thành 'Quái vật' trước nhân dân toàn thế giới. Đã đén lúc Thủ Tướng cần phải tự mình sửa sai, tự mình làm sạch lại gương mặt của mình - Xứng đáng là Một 'Quan phụ mẫu'  của đất nước.


Chúng tôi xin hiến kế:


1. Cần có ngay những chính sách tầm vĩ mô để khôi phục lại lòng tin của người dân vào Chính Phủ, vào các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ và hệ thống ngân hàng đang rệu rã, bát nháo do các chính sách bị bóp méo và phcuj vụ nhóm lợi ích của thống đốc Bình vừa qua.


2.  Sớm minh bạch hoá thật sự các tiêu chí về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là việc cần phải được làm ngay.


3. Cần thanh tra, kiểm tra, tái cấu trúc ngay Hệ thống các NH Thương mại Quốc doanh đang chứa đựng đầy sự sai phạm và tiềm ẩn sự đổ vỡ lớn có thể làm sụp đổ cả nền kinh tế của đất nước trong tương lai nếu tiếp tục để như hiện nay.


4. Những NH Thương mại của các bố già tai tiếng Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Trầm Bê, Thái Hương như Techcombank, Eximbank, ACB, Phương Nam Bank, Bắc Á Bank, Vietbank, Kiên Long Bank - Đây là những NH suốt 05 năm qua, qua nhiều đời Thống đốc đã tạo thành một đường dây móc nối ăn sâu với mọi đời Thống đốc và đặc biệt là Thống đốc Nguyễn Văn Bình; đã được rót mỗi ngân hàng hàng chục ngàn tỷ đồng và các bố già này đã núp bóng rút tiền NH qua kênh đâu tư, kinh doanh chứng khoán trốn thuế lên tới khoảng 150.000 tỷ đồng do vậy cần phải được thanh tra toàn diện, làm rõ các sai phạm tại đây. Nếu thực sự Thủ Tướng muốn nhân dân tin vào thiện chí của Thủ Tướng thì đây chính là động thái mà Thủ Tướng cần phải làm ngay chư skhoong phải đi 'quần, vây đánh' những người được cho là sân sau của đối thủ của mình!


4. Gia đình Thủ Tướng cần thực sự gương mẫu trong việc thực hiện 19 Điều Đảng viên không được làm. Các em vợ, anh trai, con gái Thủ Tướng cần phải chấm dứttham gia vào hoạt động kinh doanh và cần được công bố cho Quóc dân đồng bào để lấy lại lòng tin của nhân dân!


5. Cần mổ xẻ ngay các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, những ổ ung thư đã gây sự phẫn nộ cao độ trong Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vì những lãng phí, tham nhũng, yếu kém của họ. Cần khoanh vùng những lĩnh vực thược an ninh Quốc gia và công ích xã hội sẽ do nhà nước đảm trách. Mọi lĩnh vực kinh tế khác hãy nhanh chóng cởi mở chính sách , tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Có thể cho công khai đấu thầu vốn đâu tư của nhà nước cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Ai làm ra hiệu quả đồng vốn cao thì rót vốn cho họ bất kể là trong hay ngoài nhà nước.


6. Về đời sống xã hội: Việc bóp nghẹt dân chủ thời gian qua bằng những hành động bắt bớ, xử tù những người bất đồng chính kiến, những người yêu nước, những Bloggers lề trái chỉ mang lại tác dụng ngược, càng tạo lên sự chống đối, phản kháng mạnh mẽ của toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè Thế giới. Cần phóng thích ngay các chủ nhân Blog Điếu cày, Tạ Phong Tần, thầy giáo Đăng Đình Đặng, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, những người đấu tranh cho dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức.... Xoá bỏ hiệu lực và thu hồi lại cái 'Luật 7169' vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhân dân... Chỉ cần Thủ Tướng làm được điều đó thì sẽ khôi phục lại được lòng tin của nhân dân đang giám sát các hành động của Thủ Tướng chứ không phải bằng lời hứa hẹn!


7. Thủ Tướng cần phải thay đổi lại, tìm những 'cố vấn' có Tài - có Đức thật sự để giúp đưa đất nước phát triển về kinh tế, thu hút được đầu tư mạnh mẽ trong và ngoài nước. Những 'Cố vấn' như Nguyễn Văn Hưởng chỉ làm cho hình ảnh của Thủ Tướng trở thành một tên đồ tể khát máu, độc tài, bất nhân tính trước con mắt  thế giới như thời gian ngắn vừa qua!


Thời gian từ nay đến giữa nhiệm kỳ còn rất ngắn, Thủ Tướng không nên phí phạm thêm thời gian nữa, nếu Thủ Tướng không thực hiện ngay những cam kết của mình 'thật sự vì dân, vì nước và vực dậy nền kinh tế'  thì giữa nhiệm kỳ tới trong năm 2013 chẳng ai có thể can thiệp để Thủ Tướng có thể 'thoát' được nữa!


Nhà kinh tế Trần Hưng Quốc - Quan làm báo



Đọc thêm:

"Sốt" thanh khoản ngân hàng đẩy vàng "nội" tăng giá







Giá vàng trong nước lạc điệu thế giới đang đặt ra câu hỏi có hay không sự tăng giá bất hợp lý khi mà Ngân hàng nhà nước đã thống nhất quản lý thương hiệu này hơn một năm qua?
Vàng Việt Nam "lạc điệu"


Theo Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng miếng đã có hiệu lực từ tháng 6/2012, Ngân hàng Nhà nước được độc quyền sản xuất, dập đúc vàng miếng SJC. Ngoài vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC, các loại vàng miếng khác sẽ phải ngừng sản xuất kể từ sau thời điểm trên.


Mặt khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã từng phát biểu rằng mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 400.000 đồng trở xuống mới là hợp lý và sẽ nỗ lực đưa giá vàng trong nước về gần với thế giới.


Tuy nhiên, trong một thời gian dài, giá vàng SJC luôn bỏ xa vàng thế giới quy đổi trên 2 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý là trong đợt tăng giá cuối tháng Chín và đầu tháng Mười, giá vàng thế giới chỉ tăng khoảng 80 USD/ounce (tương đương 1,6 triệu đồng/lượng) thì vàng trong nước đã nhanh chân tăng từ 2,5 – 3,1 triệu đồng/lượng.


Chính sự điều chỉnh "vênh" nhau này đã khiến vàng SJC liên tục nới rộng khoảng cách so với thế giới và đến thời điểm hiện tại (12/10) đã bỏ xa trên 3 triệu đồng/lượng.


Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia trong ngành cho hay, đó là do “sốt” thanh khoản vàng từ các ngân hàng thương mại vốn đã trót để trạng thái vàng âm quá sâu. Các ngân hàng huy động vàng của dân rồi mang bán, khi thị trường có biến động, người dân cấp tập rút vàng ra nên buộc các ngân hàng phải mua vào nhiều, khiến giá vàng bị đẩy lên cao.


Thêm vào đó, theo quy định của Thông tư 12 thì đến ngày 25/11, các ngân hàng sẽ không được huy động vàng nữa, chính vì vậy, các tổ chức tín dụng này càng “cấp tập” huy động vàng.


"Hiện một số ngân hàng đang lâm vào thế kẹt, mỗi ngân hàng một lý do nhưng tựu chung lại là do họ đã trót bán vàng quá sâu so với trạng thái âm 20% như quy định, thậm chí, tỷ lệ này ở một số ngân hàng còn cao hơn," một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói.


Như vậy, có thể nói hoạt động mua gom vàng của các ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng gây nên cơn sốt vàng vừa qua. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu không có sự tham gia của ngân hàng thương mại vào thị trường vàng thì cơn sốt vàng có chấm dứt hay không? Thật khó có câu trả lời chính xác lúc này vì sự tham gia của hệ thống ngân hàng chủ yếu hỗ trợ phía cung hơn là phía cầu. Điều này được chứng minh bởi trạng thái vàng của các ngân hàng luôn âm ở mức lớn.


Đứng ở góc độ khác ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội vàng Việt Nam lại chỉ ra những bất hợp lý của thị trường vàng Việt Nam: Người dân đi mua vàng SJC, nhưng khi đi bán hoặc đổi do cong, vênh (mặc dù vẫn là chính miếng vàng SJC đó), thì lại bị mất phí! Đó là chưa kể, đã là vàng, dù thương hiệu nào thì cũng chỉ là 9999 hay 999, nhưng chính do sự "độc quyền" mà thương hiệu SJC hiện đang bỏ xa các loại vàng thương hiệu khác hàng triệu đồng. Chính vì lẽ đó, một chủ hãng vàng đã từng chua chát nói, nếu "chuyển đổi", thì dù có tiếc thương hiệu đã gây dựng nhưng doanh nghiệp ông vẫn lời ra hàng triệu đồng một lượng vì được dập "ké" thương hiệu SJC!


Minh bạch để chống đầu cơ


Rõ ràng, doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ là những người được hưởng lợi, cho dù là SJC hay phi SJC. Chính vì vậy mà bà Trần Như My, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Doji đã "hiến kế": Ngân hàng Nhà nước nên đẩy nhanh hơn việc chuyển đổi các thương hiệu vàng phi SJC để giảm bớt áp lực cung. Vì hiện nguồn lực vàng từ các thương hiệu này còn khá lớn trong khi người dân khá thờ ơ dù giá khá "mềm" so với vàng SJC.


"Giải pháp này có thể coi là mũi tên trúng hai đích vừa giảm áp lực nguồn cung, vừa tránh lãng phí. Khi cung dư thừa không có lý gì khoảng cách giá vàng không thu hẹp lại", bà My nói.


Trước diễn biến của thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý về vàng vẫn cho hay "đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường vàng".


Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định cho phép tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản vàng được vay vốn bằng vàng.


Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn lạc quan khi cho rằng, chỉ một thời gian ngắn nữa, các ngân hàng thương mại sẽ cân đối đủ thì giá vàng sẽ xuống và "Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân cần bình tĩnh khi tham gia mua bán trên thị trường để tránh những thiệt hại không đáng có. Vì lẽ, sau khi Ngân hàng Nhà nước giải quyết xong câu chuyện 'huy động - cho vay vàng,' thì giá vàng sẽ không còn quá nóng như hiện nay."


Cũng có ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên cho phép tiếp tục lùi “mốc 25/11” nhằm tránh giá vàng căng thẳng kéo dài.


Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại không đồng tình với quan điểm trên và cho rằng không nên gia hạn thêm thời gian huy động vàng cho các ngân hàng. Ông giải thích, trước đó, từ hạn chót ngừng huy động vàng ban đầu là 1/5/2012, các nhà băng được nới thêm 7 tháng, tới 25/11/2012. Chuyên gia này lo ngại, nếu tiếp tục "nới" huy động vàng, các nhà băng có thể lặp lại kịch bản cũ, khiến cho mục tiêu bình ổn, tái cấu trúc thị trường vàng khó thực hiện.


Ngân hàng Nhà nước cho biết đang xem xét tình hình thanh khoản của các ngân hàng rồi sau đó mới quyết định có lùi mốc 25/11 hay không, nhưng "sẽ cho những ngân hàng này huy động ngắn hạn buộc các ngân hàng phải mua để bù đủ số đã trót bán của bên gửi."


Các chuyên gia cho rằng, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế thông tin minh bạch, kịp thời để lường được phản ứng của thị trường trước các chính sách của mình. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước cần phải mạnh tay hơn trong việc chống nạn đầu cơ, làm giá để lập lại trật tự trên thị trường vàng./.


Theo Quảng - Thúy
Vietnam+



1 comments



Anonymous
October 16, 2012 6:07 AM
Qlb quả là độ lượng với kẻ không có liêm sỉ. Một kẻ quen thói ngồi xổm trên lợi ích dân tộc thì tôi mong nó lại tiếp tục thói quen cũ để phá nát nền kinh tế. Khi đó nhân dân sẻ xử tội hắn và cũng đấu tố luôn cái nhà nước đảng trị này để lịch sử dân tộc bước sang trang mới.






1 nhận xét: