Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

NGƯỜI BUÔN GIÓ - NHỮNG BÀI VIẾT CŨ MÀ NHƯ HÔM NAY: "MA CHIẾN HỮU" VÀ SỰ KHỐN NẠN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY





NGƯỜI BUÔN GIÓ - NHỮNG BÀI VIẾT CŨ MÀ NHƯ HÔM NAY: "MA CHIẾN HỮU" VÀ SỰ KHỐN NẠN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY








BÀN VỀ MA CHIẾN HỮU



Rất nhiều ý kiến bênh vực cuốn sách của Mạc Ngôn dưới góc nhìn gọi là văn học thuần túy. Cái nhìn trong sáng, có lương tâm của những người yêu văn học chân chính. Tức là hãy nhìn văn học đúng như gì nó có chứ đừng chính trị hóa văn chương. Thật là những ý kiến nhân văn và cao cả, nó cho thấy xã hội Việt Nam còn có nhiều người có hiểu biết, có tấm lòng với văn chương lắm.


Đã có lần tôi ngồi với một nhà văn, ông ta bĩu môi cho rằng những kẻ lợi dụng chính trị trong văn chương là hạ đẳng . Phải như ông ta , văn là văn , cao quý và thánh thiện mới đúng tính chất của người văn chương.


Lại có cô nhà văn trẻ , một người thần tượng bất kỳ tác phẩm nào mà được giới phê bình Việt Nam hiện nay nói đến nhiều nhất. Cũng giọng y chang.


Một tác phẩm cứ gọi cho là phê phán chiến tranh của Mạc Ngôn đáng khen ngợi, nó là văn học thuần túy không hề có yếu tố chính trị bao phủ....


Thế thì Linh Sơn của Cao Hành Kiện chính trị quá chăng mà người chính phủ Trung Quốc không hài lòng.?


Thế Quần Đảo Gu Lắc, Một Ngày Trong Đời của I Van , Lửa yêu thương lửa ngục tù, Giờ thứ hai mươi lăm, Trại Súc Vật...thì sao nhỉ ? Cũng chính trị sao ? Hay giải Nobel Văn Chương được trao bị bọn phương Tây lợi dụng với ý đồ chính trị. Còn cái nào mà các nước XHCN công nhận thì đó mới là giải thưởng văn học trong sạch, chân chính.


Dựa Lưng Nỗi Chết là tác phẩm của nhà văn VNCH, trong tác phẩm này ông không hề nói xấu Bắc Việt. Chỉ miêu tả đời sống và ý nghĩ người lính. Tính phản chiến của nó còn rõ rệt gấp trăm lần Ma Chiến Hữu. Thế nhưng bạn có thấy nó được xuất bản hay không? Bạn có biết Phan Nhật Nam với số phận sau năm 1975 thế nào không.?


Truyện Kể Năm 2000, một cuốn sách không có gì cao thượng hơn. Khi mà nhân vật trải qua bao nhiêu oan khuất, mất mát. Vẫn giữ giọng văn ấm áp tình người, không uất hận, không phê phán lên án. Chỉ nếu tấm gương sáng của người chí sĩ qua những bước gian truân của vòng đời cái mà giữ lại là tình con người với con người trong lúc thăng trầm đó. Vậy mà đó...nếu ai biết ông Đỗ Mười nói gì và làm gì khi đọc xong TKN2000 thì hãy nói đến phản ứng tiêu cực hay không của người phê phán Ma Chiến Hữu


Kẻ mạnh có quyền phán xét. Đó là một quy luật mà lãnh tụ cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nói rõ quan điểm của mình'' lẽ phải nằm trong họng súng''.


Các nhà chính trị Trung Quốc hiện nay không bỏ qua một bài báo của Huy Đức, họ gây sức ép để dỡ bỏ khỏi trang điện tử ngay lập tức. Lẽ nào họ để cho Việt Nam xuất bản một cuốn sách của tác giả nước họ, phê phán cuộc chiến tranh 1979 là phi nghĩa là đáng lên án. Người Trung Quốc ngây thơ và dễ dãi thế sao.?


Nếu dễ thế thì các nấm mồ liệt sĩ Việt Nam không phải mập mờ ở câu Bảo vệ tổ quốc.


Ma Chiến Hữu đúng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng thật như bìa sách nói. Miêu tả các trận đánh của Tiền Anh Hào và đồng đội làm người đọc cảm giác họ đang chiến đấu ở phía Nam Trung Quốc, chứ không phải trên đất nước người khác. Chiến đấu để bảo vệ tổ quốc họ chứ không phải sang xâm chiếm giết dân lành, phá nhà cửa. Với miêu tả lập lờ thế này người đọc Trung Quốc làm sao mà lên án chiến tranh 1979 đó là phi nghĩa. Khi cuốn sách không hề ghi địa danh, thậm chí trận đánh ác liệt xảy ra trên một cái đồi sách ghi là Không tên.


Sách in đẹp, chất lượng, bìa tốt. Gần 200 trang. Nào các nhà sách ,trừ Phương Nam ra. Có nhà sách nào dám cho ra cuốn sách như thế với giá bìa 23 nghìn chăng ? Có lẽ nhà sách Phương Nam in sách bán tại Việt Nam như nhà xuất bản Cầu Vồng khi xưa, lãi không quan trọng. Vì đã có bà chủ vốn là vợ của Liên Khui Thìn trước kia lo lắng cho rồi.


Tôi không là nhà văn, không là tri thức. Tôi chỉ là một người lính cách đây gần 20 năm. Lứa tân binh nhập ngũ tập trung ở xã Thương Thanh, Thượng Cát- Gia Lâm năm đó. Đã có thằng chết khi đi lấy chặt nứa, do mìn của Trung Quốc cài lại.


Các nhà tri thức, yêu văn chương đúng nghĩa của nó cứ tự nhiên mà nhìn theo cái nhìn của mình. Luôn thể hãy nhìn '' Hậu Đình Hoa'' dưới cái nhìn nghệ thuật nhé. Đừng cho nó là một khúc hát dẫn đến vong quốc.



Jun 14, '10 8:25 AM
Blog nguoibuongio



***



Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc thứ hai và là tác giả Á Châu thứ sáu đã giành được giải thưởng Nobel Văn Chương 2012. Theo Ủy ban chấm giải, Mạc Ngôn (Mo Yan) đã “kết hợp được chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, lịch sử và cuộc sống đương đại” trong tác phẩm của mình. Theo BBC, nhà thơ  Trần Mạnh Hảo của Việt Nam cho rằng Mạc Ngôn được giải Nobel 2012 “là xứng đáng” nhưng ông Hảo “cũng tỏ ý tiếc vì tiểu thuyết Ma chiến hữu của nhà văn Trung Quốc này viết về cuộc chiến tranh Trung-Việt 1979.”  Nhà văn 57 tuổi này, xuất thân từ một gia đình nông dân tại làng Bình An Trang, huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, tên thật là Quản Mạc Nghiệp nhưng lấy bút danh là Mạc Ngôn - có nghĩa là im lặng.




SỰ KHỐN NẠN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY



Tác phẩm như sách giới thiệu là ca tụng về chủ nghĩa anh hùng. Câu này in rõ ở bìa sau.


Đề cập đến những người lính đã hy sinh anh dũng trên đất Lạng Sơn- Việt Nam tháng hai năm 1979. Những trận đánh ác liệt trên những cao điểm, tiêu diệt được rất nhiều tên địch.


Chúng ta hay nghe lời của vị chính ủy sư đoàn nói trong sách.


'' chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng''


Tên sách ; Ma Chiến Hữu.
Tác Giả ; Mạc Ngôn.


Nhân vật chính ; Người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng hai năm 1979, thượng sĩ Tiền Anh Hào.( trang 13)


Do Trần Trung Hỷ dịch sang tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn Học 10 Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội. Năm 2008.


Trên trang bìa có hình những chiến sĩ Trung Hoa anh hùng trước giờ xung trận dạy cho bọn địch một bài học.






Đây là những nấm mồ chôn địch (?) ghi dấu chiến công vinh quang của Tiền Anh Hào và đồng đội. Những nấm mồ này hiện nay ở xã Hoàng Đồng cách trung tâm thành phố Lạng Sơn- Việt Nam 2 klm về hướng Bắc.






Một vài trang sách cho thấy tinh thần và chính nghĩa của quân đội Trung Hoa khi sang đất kẻ thù chiến đấu.









Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngơi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại đồng bào của mình. Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách này nói chính là những người lính quân đội nước CHXHCN Việt Nam.


Nhưng sự thực thì vẫn là sự thực.






Đã bao lâu nay truyền hình Viêt Nam chiếu những bộ phim dài tập ca ngợi tên vua quan Trunbg Quốc tài giỏi, hào hiệp như Càn Long, Ung Chính... và ngày một tiến bước, gần đây trong nền văn hóa Việt Nam trực tiếp công khai ca ngợi những tên xâm lược, giết người Việt Nam thời hiện tại. Hết báo Hà Nội Mới lại đến Nhà Xuấ t Bản Văn Học.


Không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo, tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến tranh Nam - Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm của họ.


Có lẽ đây là cả một chủ trương lớn khi cho xuất bản những sách , báo ca ngợi quân Trung Quốc trong chiến tranh 1972 chăng ?


Chứ với chế độ kiểm duyệt khắt khe như Việt Nam, làm sao có chuyện không biết.


Nếu thế thì không có gì còn để mà nói. Chỉ tóm tắt hai từ '' khốn nạn'' cho cái nền văn hóa, văn học Việt Nam hiện nay. Sự nô dịch đã đến mức báo động đỏ cho những ai còn chút lương tri, tự hào dân tộc.


Trước vong linh của các chiễn sĩ Việt Nam đã ngã xuống bởi đạn của bọn Tiền Anh Hào. Tôi nguyền rủa tên Trần Trung Hỷ dịch giả, tên Nguyễn Cừ chịu trách nhiệm xuất bản và những tên khốn nạn có liên quan đến việc cho ra cuốn sách này tại Việt Nam.


Chúng đã can tâm bán rẻ xương máu của người Việt Nam qua việc xuất bản cuốn sách này



Jun 14, '10 8:24 AM
Blog nguoibuongio

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét